Posted Date: 18 tháng 12 năm 2024
Lỗi 504 Gateway Timeout là một trong những lỗi phổ biến nhất mà người dùng có thể gặp khi truy cập internet. Khi lỗi này xảy ra, website của bạn sẽ không truy cập được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của các trang web. Vậy, lỗi 504 Gateway Timeout là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của CloudFly nhé!
Khi bạn truy cập vào một website nhưng không thể tải được nội dung, mà chỉ thấy thông báo lỗi 504 Gateway Timeout. Điều này có nghĩa là máy chủ đang gặp sự cố trong việc phản hồi yêu cầu từ trình duyệt của bạn. Đây là một mã trạng thái HTTP thường xuất hiện khi máy chủ chịu trách nhiệm nạp website mất quá nhiều thời gian để xử lý và không thể hoàn thành yêu cầu trong thời gian cho phép.
Một số thông báo lỗi phổ biến mà bạn có thể thấy bao gồm:
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi 504 Gateway Timeout:
Máy chủ trung gian và máy chủ chính không giao tiếp đủ nhanh hoặc gặp sự cố kết nối. Điều này sẽ dẫn đến việc phản hồi không hoàn thành trong thời gian giới hạn.
Website có quá nhiều lượt truy cập cùng lúc, chẳng hạn trong các đợt giảm giá hoặc sự kiện khuyến mãi lớn, khiến máy chủ bị tắc nghẽn và không thể xử lý thêm yêu cầu.
Khi trang web bạn muốn truy cập đang trong quá trình bảo trì hoặc tạm thời ngừng hoạt động, lỗi 504 có thể xảy ra.
Một số tường lửa trên máy chủ có thể vô tình chặn các yêu cầu từ ISP hoặc CDN do cơ chế bảo vệ hoặc giảm nhẹ tấn công DDoS, dẫn đến lỗi 504.
Khi tên miền không thể được phân giải sang địa chỉ IP, việc truy cập vào website sẽ bị gián đoạn. Nguyên nhân có thể do cấu hình DNS sai, cache DNS bị lỗi hoặc chưa được cập nhật khi chuyển sang máy chủ mới.
PHP worker là các tiến trình xử lý mã PHP. Nếu máy chủ không có đủ PHP worker, website sẽ không thể xử lý nhiều yêu cầu đồng thời, gây ra lỗi.
Để khắc phục lỗi 504 Gateway Timeout, bạn có thể làm theo các cách sau:
Khi gặp lỗi 504 Gateway Timeout, cách đầu tiên và đơn giản nhất mà bạn nên thử là tải lại trang web. Nguyên nhân có thể do máy chủ đang xử lý quá nhiều yêu cầu truy cập cùng lúc và chưa kịp phản hồi. Bạn có thể thực hiện thao tác này bằng cách nhấn vào nút tải lại trên thanh công cụ của trình duyệt. Hoặc sử dụng phím tắt F5 trên bàn phím.
Nếu đã thử tải lại nhưng trang web vẫn không hoạt động, bạn hãy đợi khoảng 5 đến 10 phút trước khi thực hiện lại. Điều này giúp máy chủ có thời gian ổn định và xử lý các yêu cầu trước đó.
Lỗi 504 Gateway Timeout đôi khi có thể xảy ra do sự cố đường truyền mạng, đặc biệt khi bạn đang chơi game hoặc sử dụng các dịch vụ yêu cầu kết nối ổn định. Để khắc phục, bạn có thể thử khởi động lại modem hoặc bộ định tuyến wifi. Việc này giúp làm mới đường truyền và đảm bảo kết nối Internet ổn định hơn. Đồng thời giúp trang web hoặc dịch vụ hoạt động bình thường trở lại.
Nếu sau các bước này lỗi vẫn tiếp diễn, bạn có thể cân nhắc thay đổi máy chủ DNS hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ thêm.
Lỗi 504 Gateway Timeout có thể xuất phát từ sự cố liên quan đến DNS, xảy ra ở phía máy chủ hoặc phía máy khách. Nguyên nhân phổ biến ở phía máy chủ là tên miền (FQDN) không phân giải đúng địa chỉ IP, hoặc máy chủ DNS không phản hồi. Điều này thường gặp khi bạn vừa chuyển trang web WordPress sang một máy chủ mới. Trong trường hợp này, bạn cần đợi các bản ghi DNS được cập nhật hoàn toàn. Quá trình này có thể mất đến 24 giờ.
Đối với sự cố DNS phía máy khách, bạn có thể thử xóa bộ nhớ cache DNS cục bộ để khắc phục. Tương tự như xóa cache trình duyệt, điều này giúp làm mới thông tin DNS được lưu trữ trên hệ điều hành, từ đó cải thiện kết nối và giải quyết lỗi.
Lưu ý: Trên macOS, không có thông báo xác nhận sau khi xóa cache DNS.
Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, bạn có thể thử thay đổi máy chủ DNS được sử dụng. Mặc định, máy chủ DNS được ISP của bạn tự động gán. Nhưng bạn có thể thay thế bằng một máy chủ DNS công cộng, chẳng hạn như Google Public DNS. Google DNS thường đáng tin cậy hơn trong một số trường hợp. Để sử dụng, bạn có thể cấu hình DNS của mình thành:
Việc thay đổi này không chỉ khắc phục các sự cố DNS mà còn có thể cải thiện tốc độ và độ tin cậy khi truy cập internet
Nếu bạn không thể truy cập vào trang web, hãy cân nhắc liên hệ với quản trị viên hoặc chủ sở hữu của trang web. Trong một số trường hợp, đây là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề. Quản trị viên có thể kiểm tra và xác nhận xem máy chủ có đang ngừng hoạt động để bảo trì hay không. Nếu không, họ có thể tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân gây ra lỗi.
Nếu bạn đã thử các cách trên mà lỗi vẫn chưa được giải quyết và bạn cần truy cập trang web ngay lập tức, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) để được hỗ trợ kịp thời.
Khi liên hệ, bạn hãy chuẩn bị trước các thông tin quan trọng. Chẳng hạn như tình trạng lỗi cụ thể mà bạn đang gặp phải, và thông tin kết nối mạng của bạn. Việc trình bày rõ ràng sẽ giúp nhà mạng nhanh chóng xác định vấn đề và đưa ra hướng dẫn hoặc phương án khắc phục hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi 504 Gateway Timeout là gì, nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký Cloud Hosting tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: