Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

DNS Là Gì? Cách Thức Hoạt Động Của Hệ Thống Phân Giải Tên Miền

DNS (Domain Name System) là một thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng Internet, đóng vai trò như một bản đồ kết nối giữa tên miền và địa chỉ IP. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết DNS là gì và cách thức hoạt động của hệ thống phân giải tên miền này nhé.

dns là gì

1. DNS là gì?

DNS (Domain Name System - Hệ thống phân giải tên miền) là hệ thống quan trọng giúp việc giao tiếp giữa con người và máy tính trở nên dễ dàng hơn. Đây là cầu nối chuyển đổi các tên miền sang địa chỉ IP của máy chủ trên Internet và ngược lại. Con người và máy tính có thể dễ dàng tương tác với nhau bằng cách sử dụng tên miền dễ nhớ thay vì địa chỉ IP phức tạp. Bạn có thể hiểu đơn giản DNS như là danh bạ trên điện thoại của bạn. Nó giúp máy tính xác định địa chỉ cụ thể của một trang web khi được yêu cầu.

>>> Xem thêm: Domain Name là gì? Tìm hiểu về tên miền và DNS

2. DNS hoạt động như thế nào?

DNS hoạt động theo một chuỗi các bước trong cấu trúc của nó. Bước đầu tiên gọi là DNS query, là quá trình truy vấn để lấy thông tin cần thiết. 

Giả sử bạn muốn truy cập một trang web bằng cách nhập tên miền vào trình duyệt web. Đầu tiên, DNS server sẽ tìm kiếm thông tin phân giải trong filehosts - một tập tin văn bản trong hệ điều hành chịu trách nhiệm chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP. Nếu không tìm thấy thông tin trong filehosts, DNS server sẽ tiếp tục tìm trong bộ nhớ cache - bộ nhớ tạm thời được lưu trữ trên phần cứng hoặc phần mềm. Bộ nhớ cache này thường bao gồm bộ nhớ tạm của trình duyệt web và bộ nhớ tạm của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Nếu thông tin không được tìm thấy trong cache, bạn sẽ nhận được một mã lỗi.

3. Các loại server hoạt động trong DNS là gì?

3.1. DNS Recursor

DNS recursor là một loại máy chủ có vai trò kết nối với các máy chủ khác để thực hiện nhiệm vụ phản hồi cho client (trình duyệt người dùng). Nó giống như một nhân viên chăm chỉ nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin cho client để đáp ứng nhu cầu của họ. Để thu thập thông tin, DNS recursor phải tương tác với Root DNS Server để có sự hỗ trợ cần thiết.

3.2. Root Nameserver

Root DNS Server, còn được gọi là Root nameserver, là máy chủ quan trọng nhất trong cấu trúc phân cấp của hệ thống DNS. Root DNS Server có thể được coi như một thư viện để định hướng tìm kiếm thông tin. Khi DNS recursive resolver nhận yêu cầu, nó sẽ chuyển tiếp yêu cầu đến Root Nameserver. Root Nameserver sẽ phản hồi rằng nó cần tìm kiếm trong các máy chủ tên miền cấp cao nhất (TLD nameserver) cụ thể nào.

3.3. TLD Nameserver

Khi bạn muốn truy cập các trang web như Google hoặc Facebook, thường bạn sẽ thấy rằng phần mở rộng của chúng là .com. Đây là một trong những top-level domain phổ biến nhất trên thế giới. Các máy chủ cho loại top-level domain này được gọi là TLD nameserver, chúng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.

Ví dụ, khi bạn nhập www.google.com vào trình duyệt, TLD .com sẽ gửi phản hồi từ một máy chủ DNS resolver để chỉ định một Authoritative DNS server. Authoritative Nameserver sẽ là nơi chứa nguồn dữ liệu cho tên miền đó.

3.4. Authoritative Nameserver

Khi một DNS resolver xác định được một Authoritative Nameserver, quá trình phân giải tên miền sẽ bắt đầu. Authoritative Nameserver chứa thông tin về tên miền và các địa chỉ tương ứng. Nó sẽ cung cấp cho DNS resolver địa chỉ IP cần thiết bằng cách truy xuất danh sách các bản ghi trong hệ thống của mình.

các loại server hoạt động trọng dns là gì

4.Các loại bản ghi DNS là gì?

4.1. A Record

Đây là DNS record đơn giản nhất và phổ biến nhất, được sử dụng để trỏ tên miền của một trang web tới một địa chỉ IP cụ thể. Bạn có thể thêm các thông tin như tên mới, TTL (Time To Live, thời gian mà bản ghi được lưu trong bộ nhớ cache), và Points to (trỏ tới địa chỉ IP nào).

4.2. CNAME record

Đây là bản ghi DNS có chức năng thêm một hoặc nhiều tên mới cho một tên miền chính. Bạn có thể tạo các tên mới, chỉ định tên gốc, cũng như thiết lập TTL.

4.3. MX record

Đây là bản ghi có thể chỉ định máy chủ nào quản lý dịch vụ email cho tên miền đó. Bạn có thể chỉ định tên miền trỏ đến máy chủ email, thiết lập mức ưu tiên (priority), và đặt TTL.

4.4. TXT record

Đây là bản ghi cho phép bạn lưu trữ các thông tin dạng văn bản của tên miền. Bạn có thể thêm mục Host mới, Giá trị TXT, Thiết lập TTL (Time to Live), và Points to.

4.5. AAAA record

Đây cũng là bản ghi A (A record), nhưng được sử dụng để trỏ tên miền tới một địa chỉ IPV6. Bạn có thể thêm mục Host mới, IPv6, và thiết lập TTL.

4.6. NS record

Đây là bản ghi DNS của tên miền, giúp bạn chỉ định nameserver cho các tên miền phụ. Bạn có thể thêm máy chủ mới, tên nameserver (NS), và thiết lập TTL (Time to Live).

4.7. SRV record

Đây là một loại bản ghi đặc biệt trong DNS, được sử dụng để xác định dịch vụ nào chạy trên cổng nào. Ở đây, bạn có thể thêm các thông số như Priority, Name, Weight, Port, và TTL.

>>> Xem thêm:

dịch vụ tên miền chất lượng giá rẻ tại cloudfly

Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DNS là gì và cách thức hoạt động của hệ thống phân giải tên miền. Nếu muốn đăng ký tên miền chất lượng, bạn có thể tham khảo CloudFly. Đây là công ty cung cấp domain uy tín với giá cực rẻ. Bạn sẽ được tư vấn để mua tên miền phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Nếu còn thắc mắc hay muốn được giải đáp vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. Ngoài ra, CloudFly còn là nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo đám mây chất lượng cao với giá cực rẻ. Bạn có thể đăng ký dùng thử để trải nghiệm dịch vụ Cloud Server tuyệt vời nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:



 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly