Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Lỗi 403 Forbidden là gì? Cách sửa lỗi 403 Forbidden nhanh chóng

Một trong những thông báo lỗi phổ biến mà bạn có thể gặp phải khi duyệt web là "403 Forbidden". Lỗi này cho biết máy chủ từ chối quyền truy cập của bạn vào trang web hoặc tài nguyên cụ thể. Trong bài viết này, CloudFly sẽ tìm hiểu về lỗi 403 Forbidden là gì, nguyên nhân gây ra nó và cách sửa lỗi nhanh chóng. 

lỗi 403 forbidden là gì

1. Lỗi 403 Forbidden là gì?

Lỗi 403 Forbidden là một thông báo lỗi mã trạng thái HTTP, cho biết bạn đang bị chặn truy cập vào một địa chỉ web. Nguyên nhân có thể là do địa chỉ đó không có dữ liệu, bạn không có đủ quyền truy cập, hoặc bị chặn bởi hosting. Các máy chủ web khác nhau sẽ hiển thị lỗi HTTP 403 theo nhiều cách khác nhau.

Khi gặp phải lỗi 403, bạn không cần quá lo lắng vì lỗi này rất phổ biến với người dùng web. Để biết cách sửa lỗi 403 Forbidden nhanh chóng, hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây nhé.

2. Dấu hiệu nhận biết lỗi 403 Forbidden

Như đã nói, mỗi máy chủ sẽ hiển thị lỗi 403 theo các cách khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về thông báo lỗi thường gặp:

  • Forbidden: Bạn không có quyền truy cập vào [thư mục] trên server này.
  • HTTP Error 403 – Forbidden
  • 403 forbidden: Yêu cầu bị cấm bởi các rule quản trị.
  • 403 forbidden.
  • Access Denied: Bạn không có quyền truy cập.
  • HTTP 403
  • Error 403
  • Error 403 – Forbidden

dấu hiệu nhận biết lỗi 403 forbidden là gì

3. Nguyên nhân gây ra lỗi 403 Forbidden là gì?

Nguyên nhân phổ biến của lỗi 403 Forbidden bao gồm:

  • Quyền truy cập file hoặc thư mục không chính xác.
  • Cài đặt sai trong tệp .htaccess.
  • Phân quyền file và folder không đúng.
  • Lỗi plugin không tương thích.
  • Dịch vụ hosting của bạn đang cập nhật hoặc thay đổi gì đó trên hệ thống.

4. Cách sửa lỗi 403 Forbidden nhanh chóng

Sau khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra lỗi, hãy tìm hiểu cách sửa lỗi 403 dưới đây. Mặc dù các phương pháp này tập trung chủ yếu vào WordPress, nhưng chúng cũng có thể áp dụng cho các trang web khác:

4.1. Cách 1: Kiểm tra file .htaccess

Nếu bạn sử dụng cPanel, bạn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác này thông qua Hosting Control Panel và File Manager. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để sửa lỗi 403 Forbidden:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần định vị File Manager từ Hosting Control Panel của mình.

Bước 2: Trong thư mục public_html, bạn tìm tệp .htaccess.

sửa lỗi 403 forbidden kiểm tra file .htaccess 1

Bước 3: Nếu bạn không thấy bất kỳ tệp .htaccess nào, bạn có thể nhấp vào Settings và bật tùy chọn Show Hidden File (dotfiles).

sửa lỗi 403 forbidden kiểm tra file .htaccess 2

Tệp .htaccess là một tệp cấu hình máy chủ và thường hoạt động bằng cách thay đổi cấu hình trên Apache Web Server. Mặc dù nó thường có mặt trong hầu hết các trang web WordPress, nhưng trong một số trường hợp khi trang web không có tệp .htaccess hoặc bị xóa, bạn cần tạo tệp .htaccess thủ công.

Bước 4: Sau khi bạn đã tìm thấy tệp .htaccess, bạn tải tệp .htaccess xuống máy tính của bạn để tạo một bản sao lưu.

Bước 5: Bạn tiến hành xóa tệp .htaccess.

sửa lỗi 403 forbidden kiểm tra file .htaccess 3

Bước 6: Cuối cùng, bạn thử truy cập lại trang web của mình. Nếu nó hoạt động bình thường, điều đó có nghĩa là tệp .htaccess của bạn có thể bị hỏng.

Bước 7: Để tạo một tệp .htaccess mới, bạn hãy đăng nhập vào trang tổng quan WordPress của bạn và nhấp vào Settings, rồi chọn Permalinks.

Bước 8: Nếu không thực hiện bất kỳ thay đổi nào, bạn nhấp vào nút Save Changes ở cuối trang. Nó sẽ tạo ra một tệp .htaccess mới cho trang web của bạn.

sửa lỗi 403 forbidden kiểm tra file .htaccess 4

4.2. Cách 2: Đặt lại quyền đối với file và thư mục

Nếu cách 1 không được, bạn có thể đặt lại quyền đối với file và thư mục để sửa lỗi 403 Forbidden. 

Thông thường, khi các file được tạo ra, chúng đi kèm với các quyền mặc định nhất định. Điều này quản lý cách bạn có thể đọc, ghi và thực thi các file để bạn sử dụng. Tuy nhiên theo thời gian, các yêu cầu về quyền truy cập vào file có thể thay đổi. Việc thay đổi quyền truy cập vào file rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua FTP client hoặc file manager. FileZilla FTP client là một công cụ cho phép bạn điều chỉnh quyền đối với file và thư mục. Để bắt đầu, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào website file của bạn thông qua bất kỳ FTP client nào bạn đang sử dụng.

Bước 2: Bạn điều hướng đến thư mục gốc của tài khoản hosting của mình.

Bước 3: Tiếp theo, bạn chọn thư mục chính chứa tất cả các file của website của bạn (thường là public_html), rồi nhấp chuột phải vào nó và chọn File Attributes.

đặt lại quyền đối với file và thư mục 1

Bước 4: Bạn chọn Apply to directories only, nhập quyền 755 vào trường giá trị Numeric và nhấn OK.

đặt lại quyền đối với file và thư mục 2

Bước 5: Khi FileZilla hoàn tất việc thay đổi quyền thư mục, bạn hãy lặp lại bước 3, nhưng lần này chọn tùy chọn Apply to files only và nhập 644 vào trường giá trị Numeric.

đặt lại quyền đối với file và thư mục 3

Bước 6: Sau khi hoàn tất, bạn thử truy cập vào trang web của mình và kiểm tra xem lỗi 403 đã được giải quyết chưa.

4.3. Cách 3: Tắt các plugin WordPress

Nếu hai cách trên đều không được, có thể lỗi là do một plugin không tương thích hoặc gặp sự cố. Trong trường hợp này, bạn nên thử tắt tất cả các plugin để xem cách này có sửa lỗi 403 Forbidden được hay không. Bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Bạn truy cập vào tài khoản hosting của mình qua FTP và đi đến thư mục public_html (hoặc thư mục chứa các file cài đặt WordPress của bạn).

Bước 2: Tiếp theo, bạn tìm và mở thư mục wp-content trên trang.

Bước 3: Bạn tìm và xác định thư mục Plugins rồi đổi tên thư mục đó, chẳng hạn thành "disabled-plugins," để bạn có thể theo dõi dễ dàng hơn.

sửa lỗi 403 forbidden tắt các plugin wordpress

Bước 4: Khi bạn đã tắt tất cả các plugin, bạn thử truy cập lại trang web của bạn. Nếu lỗi 403 Forbidden đã được sửa, vấn đề có thể xuất phát từ một plugin cụ thể. 

Bước 5: Bạn hãy tắt lần lượt từng plugin và kiểm tra xem trang web của bạn có hoạt động trở lại không. Bằng cách này, bạn sẽ có thể xác định được plugin nào gây ra sự cố.

>>> Xem thêm: 5 Bước Kiểm Tra Bảo Mật Website Đảm Bảo An Toàn

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi 403 Forbidden là gì và cách sửa lỗi nhanh chóng. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly