Category

Search
/

Table of Contents

No table of contents
Join CloudFly's Telegram channel to receive more offers and never miss any promotions from CloudFly

So Sánh Điểm Khác Nhau Giữa Proxy Và VPN

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, Proxy và VPN là hai công cụ phổ biến giúp người dùng bảo vệ quyền riêng tư và an toàn trực tuyến. Tuy nhiên, mỗi công cụ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bài viết này của CloudFly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động, cũng như so sánh điểm khác nhau giữa Proxy và VPN. Từ đó giúp bạn lựa chọn công cụ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

so sánh điểm khác nhau giữa proxy và vpn

1. Proxy là gì?

1.1. Khái niệm

Proxy, hay còn gọi là máy chủ trung gian, là hệ thống kết nối giữa người dùng và internet. Khi bạn sử dụng proxy, yêu cầu truy cập sẽ đi qua máy chủ này trước khi đến trang web đích. Đồng thời, phản hồi từ trang web cũng sẽ được gửi về proxy rồi truyền lại cho bạn. Cách thức này giúp ẩn địa chỉ IP, bảo vệ quyền riêng tư và đôi khi cải thiện tốc độ truy cập hoặc vượt qua các hạn chế truy cập mạng.

Proxy Server cung cấp nhiều tính năng bảo mật và quyền riêng tư khác nhau. Điều này phù hợp cho các nhu cầu cá nhân hoặc chính sách bảo mật của doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức và doanh nghiệp thường sử dụng proxy để tăng cường bảo mật và bảo vệ thông tin riêng tư của họ.

1.2. Proxy hoạt động như thế nào?

Trên Internet, mọi kết nối đều diễn ra qua các gói dữ liệu gửi yêu cầu và nhận phản hồi. Thông thường, máy khách và máy chủ sẽ biết IP của nhau. Nhưng khi dùng proxy – lớp trung gian giữa hai bên, điều này sẽ thay đổi:

  • Proxy chuyển tiếp: Máy khách gửi yêu cầu qua proxy, proxy thay địa chỉ IP của máy khách bằng IP của mình, rồi chuyển yêu cầu đến máy chủ. Phản hồi từ máy chủ sẽ qua proxy rồi mới đến máy khách. Proxy chuyển tiếp giúp ẩn danh và bảo vệ thông tin nội bộ của công ty.
  • Proxy ngược: Proxy ngược đứng giữa máy chủ và người dùng cuối, kiểm soát mọi truy cập đến trước khi chuyển cho ứng dụng. Proxy này giúp bảo mật và quản lý lưu lượng vào máy chủ bằng cách chỉ chuyển tiếp các yêu cầu hợp lệ.

2. VPN là gì?

2.1. Khái niệm

VPN (Virtual Private Network) là dịch vụ tạo kết nối an toàn và mã hóa dữ liệu khi bạn truy cập Internet. Khi sử dụng VPN, mọi lưu lượng mạng của bạn đi qua một máy chủ trung gian thay vì trực tiếp qua mạng công cộng. Điều này giúp bảo vệ quyền riêng tư, ẩn địa chỉ IP, và mở khóa các trang web bị chặn theo khu vực địa lý. Không chỉ vậy, VPN còn giúp bạn an toàn hơn khi dùng Wi-Fi công cộng, tránh bị theo dõi hay tấn công mạng. 

Tuy nhiên, việc dùng VPN có thể làm chậm tốc độ mạng và không bảo vệ hoàn toàn khỏi mọi mối đe dọa. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy chọn các nhà cung cấp VPN đáng tin cậy và tuân thủ các nguyên tắc bảo mật khi sử dụng.

2.2. VPN hoạt động như thế nào?

Khi kết nối qua VPN, lưu lượng truy cập của bạn sẽ được mã hóa và định tuyến qua máy chủ VPN. Nhờ đó giúp ẩn IP của bạn và bảo vệ thông tin khi truy cập các trang web bên ngoài. Bạn có thể hình dung máy chủ VPN giống như máy chủ proxy nhưng có thêm lớp mã hóa dữ liệu.

3. Điểm tương đồng giữa Proxy và VPN

Máy chủ proxy và mạng riêng ảo (VPN) đều giúp tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho các tổ chức. Do đó, nhân viên trong công ty có thể duyệt web an toàn, ẩn danh thông qua proxy hoặc VPN. Bởi vì cả hai phương thức đều che giấu địa chỉ IP nội bộ của tổ chức.

Đối với người dùng cá nhân, dịch vụ VPN và proxy cũng giúp lướt web ẩn danh. VPN tạo ra một đường hầm mã hóa, trong khi proxy định tuyến lưu lượng qua máy chủ trung gian. Hiện nay, có nhiều lựa chọn proxy và VPN miễn phí để người dùng cá nhân có thể dễ dàng sử dụng.

điểm tương đồng giữa proxy và vpn

4. Điểm khác nhau giữa Proxy và VPN

4.1. Lưu lượng mạng đi

  • Proxy chuyển tiếp giúp ẩn địa chỉ IP của nhân viên khi truy cập các trang web. 
  • VPN không chỉ ẩn địa chỉ IP và vị trí, mà còn mã hóa toàn diện kết nối bằng IPsec. Điều này ngăn chặn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc các bộ định tuyến bên ngoài xem dữ liệu của người dùng. Nhờ đó, nhân viên có thể chia sẻ thông tin nhạy cảm an toàn. Cũng như đảm bảo bên thứ ba không có quyền truy cập sẽ không thể đọc được dữ liệu mã hóa này.

4.2. Lưu lượng mạng đến

  • Máy chủ proxy ngược giúp sàng lọc và kiểm soát lưu lượng truy cập đến các máy chủ ứng dụng của bạn. Nhưng vẫn cho phép nguồn bên ngoài gửi lưu lượng vào proxy. 
  • Trong khi đó, VPN chỉ cho phép lưu lượng đã được xác thực truy cập vào mạng. Nghĩa là chỉ các thiết bị có cài đặt máy khách VPN từ xa mới có thể kết nối với mạng công ty. Cách này giúp bạn kiểm soát kết nối đến chặt chẽ hơn.

4.3. Bảng so sánh chi tiết

Bạn cũng có thể so sánh điểm khác biệt giữa Proxy và VPN qua bảng dưới đây:

Proxy 

VPN

Proxy không đảm bảo hoặc cung cấp bất kỳ bảo mật nào.

VPN đảm bảo mã hóa, xác thực và bảo vệ tính toàn vẹn, cung cấp mức độ bảo mật cao.

Các giao thức được sử dụng trong Proxy là HTTP (Giao thức truyền siêu văn bản), FTP (Giao thức truyền tải tệp tin), SMTP (Giao thức truyền thư tín đơn giản),... 

Các giao thức được sử dụng trong VPN là PPTP (Giao thức đường hầm), L2TP (Giao thức đường hầm lớp 2),... 

Proxy hoạt động trên trình duyệt.

VPN hoạt động trên tường lửa.

Kết nối proxy thiếu ổn định.

VPN cung cấp kết nối liền mạch và ổn định 

Máy chủ proxy chuyển tiếp ẩn danh cho lưu lượng truy cập đi.

VPN ẩn danh và mã hóa lưu lượng truy cập đi.

>>> Xem thêm: 

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm khác nhau giữa Proxy và VPN. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Join CloudFly's Telegram channel to receive more offers and never miss any promotions from CloudFly
Share