Trong môi trường mạng, việc chia sẻ dữ liệu là điều vô cùng quan trọng. NFS cung cấp một giải pháp chia sẻ tệp tin hiệu quả và linh hoạt, giúp các doanh nghiệp và tổ chức quản lý dữ liệu một cách tập trung. Bài viết này của CloudFly sẽ giới thiệu về NFS là gì và các phiên bản của nó, giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này.
NFS (Network File System) là một giao thức chia sẻ tệp tin do Sun Microsystems phát triển từ năm 1984. Nó giúp các máy tính trong mạng có thể truy cập tệp tin trên một máy chủ khác như thể chúng đang làm việc trên ổ cứng của chính mình. NFS tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp khi truy cập tài nguyên trên hệ thống cục bộ. Với khả năng tương thích đa dạng, NFS có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành như Linux, Windows, macOS, và Unix. Cũng như được tích hợp trong các dịch vụ đám mây như Amazon Elastic File System, Google Cloud Filestore, và Microsoft Azure.
Phiên bản 2 của giao thức NFS ban đầu hoạt động chủ yếu trên giao thức UDP. Nó cho phép người dùng truy cập vào hệ thống tệp tin ảo với giao diện đơn giản. Sau đó, NFSv2 được mở rộng để hỗ trợ các hệ điều hành như System V, DOS, và VAX/VMS sử dụng Eunice. Ngoài ra, bạn cần lưu ý là phiên bản này chỉ có thể đọc 2GB đầu tiên của file do giới hạn 32-bit.
Các tính năng của NFSv2:
Tuy nhiên, NFSv2 hiện đã lỗi thời và không còn được khuyến khích sử dụng.
Phiên bản 3 của giao thức NFS đã bổ sung nhiều tính năng đáng chú ý:
Hiện nay, NFSv3 vẫn được sử dụng rộng rãi, tương thích với NFSv4. Nhưng nó không hỗ trợ một số tính năng mới.
WebNFS là một phần mở rộng của NFSv2 và NFSv3. Nó giúp hệ thống hoạt động sau tường lửa mà không bị ảnh hưởng bởi các giao thức phức tạp như Portmap và MOUNT. Với WebNFS, cổng TCP/UDP cố định ở số 2049. Vì vậy nên máy khách (Client) không cần liên hệ với dịch vụ MOUNT RPC để tìm kiếm tước hiệu tệp ban đầu của từng hệ thống tệp. Thay vào đó, WebNFS sử dụng khái niệm "tước hiệu tệp công khai" (ký tự rỗng cho NFSv2, hoặc có độ dài bằng 0 cho NFSv3) làm điểm khởi đầu. Điều này giúp quá trình kết nối trở nên dễ dàng hơn. Những thay đổi này đã được tích hợp vào NFSv4.
Phiên bản 4 của giao thức NFS mang đến nhiều cải tiến về hiệu suất, bảo mật và giới thiệu giao thức trạng thái. Một ưu điểm lớn của NFSv4 là chỉ sử dụng một cổng UDP hoặc TCP duy nhất (2049) để chạy dịch vụ. Nhờ đó giúp việc sử dụng giao thức này qua tường lửa trở nên dễ dàng hơn.
Bản cập nhật đầu tiên của phiên bản NFSv4 được phát hành vào năm 2000 và ghi lại trong RFC 3010. Đây là lần đầu tiên NFS được IETF xuất bản dưới dạng tiêu chuẩn đề xuất, trong khi các phiên bản trước chỉ là tài liệu thông tin. Những điểm mới và nâng cấp của NFSv4 gồm:
Một phiên bản cập nhật khác của NFSv4 là RFC 3530, ra mắt năm 2003 để sửa lỗi và thêm một số cải tiến mới.
NFS là giao thức chia sẻ file hoạt động theo mô hình client-server.
Máy chủ NFS cần:
Máy khách NFS cần:
NFS cho phép chia sẻ thư mục bằng cách gắn kết (mount) chúng từ máy chủ. Quy trình cài đặt NFS gồm ba bước:
Bước 1: Đảm bảo rpc.mountd hoặc mountd đang chạy.
Bước 2: Tạo điểm gắn kết NFS trên máy chủ.
Bước 3: Cấu hình quyền truy cập.
Máy khách có thể truy cập tài nguyên NFS bằng lệnh mount hoặc cấu hình trong tệp /etc/exports.
>>> Xem thêm: Protocol Là Gì? Các Loại Giao Thức Mạng Chính Hiện Nay
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về NFS là gì và các phiên bản của NFS. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: