Category

Search
/

Table of Contents

No table of contents
Join CloudFly's Telegram channel to receive more offers and never miss any promotions from CloudFly

GHz Là Gì? Cách Xem Chỉ Số GHz Trên Chip Máy Tính

Khi lựa chọn máy tính, chỉ số GHz của chip xử lý là một yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm. Nhưng GHz là gì và nó có ý nghĩa gì đối với hiệu suất của máy tính? Trong bài viết này, CloudFly sẽ giúp bạn khám phá về GHz, và hướng dẫn cách xem chỉ số GHz trên chip máy tính của mình. Việc hiểu rõ về chỉ số này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh hơn khi chọn lựa thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

ghz là gì

1. GHz là gì?

GHz, viết tắt của gigahertz (đọc là ghi-ga-héc), là đơn vị đo tần số dao động, cho biết số lần dao động trong một giây. Cụ thể, 1 GHz tương đương với 1 tỷ dao động mỗi giây. Trong lĩnh vực khoa học máy tính, GHz thường được dùng để đo xung nhịp (tốc độ xử lý) của CPU.

Ví dụ, nếu một CPU có xung nhịp là 2,4 GHz, điều này có nghĩa là nó có khả năng thực hiện 2.400.000.000 chu kỳ mỗi giây. Khi CPU hoạt động với tần suất cao hơn, nó có thể xử lý nhiều chương trình một cách mượt mà và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, tốc độ xử lý của CPU, được đo bằng đơn vị GHz, thường là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất máy tính. Khi tốc độ xung nhịp CPU càng cao, máy tính càng có khả năng xử lý nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như độ sâu đường ống, bộ đệm, thiết kế phần mềm và tốc độ mạng.

2. Cách xem chỉ số GHz của chip máy tính

2.1. Cách 1

Để xem chỉ số GHz của CPU trên máy tính Windows, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC.

Bước 2: Bạn chọn Properties từ menu hiện ra.

cách xem chỉ số ghz của chip máy tính 1

Bước 3: Lúc này, một cửa sổ tổng quan sẽ hiện ra. Nó hiển thị thông tin chi tiết về máy tính của bạn, bao gồm RAM, CPU và hệ điều hành. Bạn hãy chú ý đến phần Processor, nơi có thông tin về xung nhịp CPU (GHz) và tên chip của bạn. 

cách xem chỉ số ghz của chip máy tính 2

2.2. Cách 2

Ngoài , bạn cũng có thể sử dụng một phương pháp khác. 

Bước 1: Đầu tiên, bạn vào Start, nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. 

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhập dxdiag và nhấn Enter.

Bước 3: Một cửa sổ mới mang tên DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện ra, cung cấp cho bạn nhiều thông tin về máy tính, bao gồm cả chỉ số xung nhịp CPU. Bạn có thể tìm thấy xung nhịp CPU ở phần Processor trong cửa sổ này.

cách xem chỉ số ghz của chip máy tính 3

2.3. Cách 3

Một cách đơn giản hơn để kiểm tra tốc độ GHz của CPU là truy cập trực tiếp vào website của nhà sản xuất và nhập tên chip của bạn. Nếu chip của bạn đã quá cũ, bạn có thể tìm kiếm thông tin xung nhịp trên trang web của nhà phân phối bộ PC, laptop hoặc chip xử lý.

3. Cách ép xung chip để tăng GHz

Để tăng tốc độ GHz của CPU thông qua việc ép xung nhịp, bạn có thể tham khảo hai cách dưới đây:

3.1. Ép xung nhịp CPU bằng phần mềm hoặc phần cứng. 

Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những người có kinh nghiệm và cần một hệ thống tản nhiệt phù hợp. Nếu CPU của Intel có ký tự K, điều này có nghĩa là bạn có thể ép xung (ví dụ: Intel Core i9-10900K).

3.2. Nâng cấp lên các dòng CPU mới

Các CPU thế hệ mới thường đi kèm với tính năng và kiến trúc hiện đại, giúp cải thiện hiệu suất vận hành.

Tốc độ xung nhịp sẽ có 2 loại: cơ bản và Turbo. Tốc độ xung nhịp cơ bản là tốc độ gốc ban đầu, còn tốc độ Turbo là tốc độ đã được ép xung và đẩy lên một mức mới. Intel có nhiều dòng CPU hỗ trợ công nghệ Turbo Boost thông minh này.

4. Sức mạnh của chip có phụ thuộc hoàn toàn vào GHz?

4.1. Đánh giá

Nhiều người dùng thường dựa vào xung nhịp CPU (GHz) để đánh giá hiệu suất máy tính, với suy nghĩ rằng GHz càng cao thì máy càng nhanh và chơi game mượt hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi so sánh hai máy tính cùng dòng chip nhưng khác xung nhịp.

Thực tế, có những máy tính đời mới với tốc độ xử lý thấp hơn nhưng vẫn mang lại hiệu năng cao hơn, đồng thời tiết kiệm điện. GHz chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định sức mạnh của chip. Để đánh giá hiệu quả của một bộ vi xử lý, bạn cần xem xét thêm các yếu tố khác. Chẳng hạn như thế hệ chip, số nhân, bộ nhớ cache, độ rộng của address bus và data bus. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một chip đời cũ với xung nhịp cao vẫn không mạnh bằng một bộ vi xử lý đời mới với xung nhịp thấp hơn.

4.2. Ví dụ

Khi so sánh hai laptop cùng chip Intel Core i5 thế hệ 2, chiếc có xung nhịp 3.6 GHz sẽ hoạt động hiệu quả hơn chiếc 2.4 GHz. Tuy nhiên, nếu so sánh Core i5 3.6 GHz với Core i7 3.0 GHz, máy Core i7 sẽ mạnh hơn nhờ có nhiều lõi (core).

Ngoài ra, chip Core i5 thế hệ 2 (3.6 GHz) sẽ không thể sánh với Core i5 thế hệ 9 (3.0 GHz) vì chip đời mới có khả năng xử lý nhiều tác vụ hơn.

Ví dụ, Intel Core i7 thế hệ 8 (4.6 GHz) có thể yếu hơn Intel Core i5 thế hệ 12 (3.7 GHz) nhờ công nghệ sản xuất tiên tiến hơn. Vì vậy, GHz chỉ nên được xem là một chỉ số tham khảo khi đánh giá hiệu suất CPU.

sức mạnh của chip có phụ thuộc hoàn toàn vào ghz không

>>> Xem thêm: Cloud Server Premium Sử Dụng CPU INTEL PLATIUM GEN2

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về GHz là gì và cách xem chỉ số GHz của chip máy tính. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Join CloudFly's Telegram channel to receive more offers and never miss any promotions from CloudFly
Share