Hiện nay, một trong những lỗ hổng bảo mật phổ biến mà nhiều trang web phải đối mặt là XSS. Đây là phương thức tấn công lợi dụng lỗ hổng trên website để chèn các mã độc hại, từ đó chiếm quyền truy cập và lấy cắp thông tin người dùng. Vậy XSS là gì? Làm thế nào để ngăn chặn các cuộc tấn công XSS nhằm bảo vệ dữ liệu và đảm bảo an toàn cho người dùng? Trong bài viết này, CloudFly sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về loại hình tấn công này nhé.
XSS, hay Cross-site scripting, là một kiểu tấn công phổ biến mà hacker lợi dụng các lỗ hổng bảo mật trên website để chèn mã độc vào. Khi người dùng truy cập vào trang web hoặc ứng dụng, đoạn mã này sẽ thực thi và cho phép hacker truy cập vào thông tin cá nhân. Chẳng hạn như session tokens, cookies và các dữ liệu khác. Với những thông tin này, hacker có thể mạo danh người dùng và toàn quyền kiểm soát tài khoản hoặc ứng dụng.
Tấn công XSS tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì nó diễn ra trực tiếp trên trình duyệt của người dùng, không cần phải can thiệp vào máy chủ. Đa số các cuộc tấn công XSS được thực hiện bằng JavaScript và HTML.
Reflected XSS là một trong những loại tấn công XSS phổ biến nhất. Trong hình thức này, mã script độc hại được chèn qua HTTP request và sau đó phản hồi không an toàn từ ứng dụng. Hacker sẽ lợi dụng để đánh cắp dữ liệu người dùng, chiếm quyền truy cập và điều khiển hoạt động của họ trên website bằng cách chia sẻ các URL chứa mã độc. Kiểu tấn công này thường nhắm vào một số ít nạn nhân, nhưng vẫn gây ra những rủi ro nghiêm trọng về bảo mật.
Stored XSS là một kiểu tấn công nhắm đến nhiều nạn nhân cùng lúc. Trong hình thức này, hacker chèn mã độc trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của website thông qua các trường dữ liệu như biểu mẫu, mục nhập thông tin, hoặc phần bình luận. Khi người dùng truy cập trang web và tương tác với dữ liệu đã bị cài mã độc, mã này sẽ tự động kích hoạt và chạy trong trình duyệt của họ. Kiểu tấn công này nguy hiểm vì mã độc được lưu trữ trên server và sẽ tự động thực thi khi trang web tải, gây rủi ro cho tất cả người dùng truy cập trang đó.
DOM-based XSS là một kiểu tấn công mà lỗ hổng bảo mật nằm trong mã phía client, không phải phía server. Loại tấn công này khai thác việc thay đổi cấu trúc HTML của tài liệu (DOM) để thực thi mã độc. Thông qua JavaScript độc hại, hacker có thể thay đổi nội dung trang web, đánh cắp cookie, token phiên, thông tin cá nhân, và thậm chí chiếm quyền truy cập tài khoản người dùng. DOM-based XSS có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như mất uy tín, mất khách hàng, thất thoát tài chính, mất dữ liệu và các rủi ro pháp lý cho cả người dùng và trang web bị tấn công.
Bạn có thể kiểm tra tấn công XSS với các cách sau:
Việc sử dụng công cụ quét lỗ hổng web của BurpSuite giúp tự động tìm kiếm lỗ hổng XSS nhờ phân tích tĩnh và động của JavaScript. Từ đó giúp việc kiểm tra nhanh chóng và chính xác hơn.
Bạn có thể kiểm thử hộp đen mà không cần xem mã nguồn để phát hiện XSS. Tuy nhiên, việc xem xét mã nguồn sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy hơn.
Để bắt đầu, bạn hãy xác định và lập danh sách các khu vực dễ bị XSS. Sau đó lên kế hoạch kiểm tra các đoạn mã cụ thể. Ví dụ, bạn nhập script <script>alert(document.cookie)</script>. Nếu script được thực thi, thì ứng dụng dễ bị tấn công XSS.
Để ngăn chặn XSS, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về XSS là gì và hướng dẫn cách ngăn chặn tấn công XSS. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký Cloud Hosting tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: