Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Các Cuộc Tấn Công Ứng Dụng Web Phổ Biến Và Giải Pháp

Các vụ tấn công mạng lớn trên thế giới đã cho thấy sự nguy hiểm của các lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng web. Việc mất dữ liệu khách hàng, tài chính hoặc thông tin nhạy cảm không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bài viết này của CloudFly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến. Đồng thời cung cấp các giải pháp để tăng cường bảo mật cho website của bạn. 

các cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp

1. SQL Injection

SQL Injection là một trong những hình thức tấn công ứng dụng web phổ biến nhất trong nhiều năm qua. Với kỹ thuật này, tin tặc có thể chèn mã SQL vào các lỗ hổng trên trang web. Từ đó nhằm truy cập, sửa đổi, hoặc đánh cắp dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của máy chủ. Các lệnh SQL có thể được đưa vào thông qua form nhập liệu, cookie, hoặc HTTP request để lừa máy chủ xử lý mã độc hại. Sau đó, trình duyệt sẽ thực thi mã độc vì tin rằng nó đến từ nguồn tin cậy, cho phép tin tặc thu thập thông tin nhạy cảm của người dùng.

Cuộc tấn công SQL Injection gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Đánh cắp dữ liệu: Kẻ tấn công có thể lấy các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu, hoặc thông tin tài chính.
  • Thay đổi dữ liệu: SQL Injection có thể được sử dụng để chỉnh sửa dữ liệu. Ví dụ như thay đổi số dư tài khoản hoặc thông tin cá nhân.
  • Tạo tài khoản mới: Tin tặc có thể tạo tài khoản mới với quyền quản trị, từ đó kiểm soát toàn bộ hệ thống.
  • Tấn công hệ thống: Kẻ xấu có thể vô hiệu hóa hệ thống, xóa dữ liệu hoặc thực thi mã độc.

Để ngăn chặn SQL Injection, việc cập nhật và kiểm tra bảo mật thường xuyên là rất quan trọng. Đồng thời, bạn cũng cần vá các lỗ hổng và sử dụng mã nguồn an toàn để bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ bị tấn công.

sql injection tấn công ứng dụng web

2. Cross-Site Scripting (XSS)

Cross-Site Scripting (XSS) cũng là một cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến, chiếm tới 40% tổng số các cuộc tấn công, theo Precise Security. Thay vì tấn công trực tiếp vào ứng dụng web, XSS nhắm đến người dùng của trang web. Tin tặc sẽ chèn mã độc vào trang web có lỗ hổng bảo mật, và khi người dùng truy cập trang, mã này sẽ được thực thi. Nó có thể xâm phạm tài khoản hoặc thay đổi nội dung trang để đánh lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân của mình.

Để phòng tránh XSS, bạn cần:

  • Loại bỏ các dữ liệu không hợp lệ và chỉ chấp nhận dữ liệu đáng tin cậy.
  • Kiểm tra và lọc dữ liệu đầu vào thường xuyên.
  • Sử dụng các công cụ như Mod_Security để lọc và ngăn chặn các tấn công XSS.

3. Từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)

Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) là một loại tấn công ứng dụng web làm gián đoạn lưu lượng truy cập của máy chủ, dịch vụ, hoặc mạng. Nếu bạn nhận thấy website của mình nhận được lượng truy cập bất thường hoặc không thể truy cập được. Có khả năng cao trang web của bạn đã trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công DDoS. Loại tấn công này sử dụng lượng lớn yêu cầu (request) để đánh sập máy chủ. Từ đó khiến khách hàng không thể truy cập hoặc tương tác với trang web. Đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các cuộc tấn công DDoS thường được sử dụng như một "bình phong" để đánh lạc hướng hệ thống bảo mật. Điều này giúp tin tặc khai thác các lỗ hổng khác dễ dàng hơn. Theo khảo sát của Kaspersky Lab, thiệt hại trung bình từ một cuộc tấn công DDoS có thể lên đến 123.000 USD cho các doanh nghiệp nhỏ và 2,3 triệu USD cho doanh nghiệp lớn.

Để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS, bạn nên:

  • Nâng cao ý thức bảo mật cho quản trị viên.
  • Kiểm tra mã nguồn và cấu hình bảo mật định kỳ.
  • Hạn chế cài đặt plugin không rõ nguồn gốc.
  • Sao lưu dữ liệu định kỳ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

ddos tấn công ứng dụng web

>>> Xem thêm:

4. Brute force

Brute force là một hình thức tấn công ứng dụng web mà tin tặc sử dụng phần mềm để thử nghiệm và sắp xếp lại các ký tự khác nhau nhằm đoán đúng mật khẩu. Nhiều quản trị viên website thường bỏ qua các nguyên tắc an toàn. Chẳng hạn như đặt tên đăng nhập và mật khẩu yếu, không thay đổi mật khẩu thường xuyên. Cũng như không bảo mật tốt đường dẫn đăng nhập. Điều này tạo điều kiện cho tin tặc dễ dàng tìm ra thông tin đăng nhập. Từ đó, chúng sẽ xâm nhập vào website để thực hiện các hành vi trái phép. 

Để bảo vệ trang web của bạn khỏi loại tấn công này, bạn nên:

  • Tăng cường độ mạnh của mật khẩu bằng cách sử dụng ít nhất 8 ký tự bao gồm chữ hoa, chữ thường, ký tự đặc biệt. Đồng thời mật khẩu cũng không nên tuân theo trật tự hay ý nghĩa nhất định.
  • Áp dụng cơ chế chứng thực như Digest Authentication hoặc Basic.
  • Hạn chế số lần đăng nhập sai và khoá tài khoản nếu quá số lần đăng nhập không thành công.
  • Phát hiện dấu hiệu tấn công bằng cách sử dụng module Mod_Dosevasive.

>>> Xem thêm: Ngăn Chặn Tấn Công Brute Force Trên Website WordPress

5. Phishing

Phishing là một hình thức tấn công ứng dụng web, trong đó kẻ xấu giả mạo thành các tổ chức uy tín để lừa người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu, hoặc thông tin thẻ tín dụng. Ví dụ, chúng có thể thông báo rằng tài khoản của người dùng bị khóa hoặc có hoạt động đáng ngờ. Sau đó yêu cầu xác minh thông tin ngay lập tức để nhận thưởng hoặc quà tặng. Khi người dùng cung cấp thông tin, kẻ tấn công sẽ sử dụng chúng để đánh cắp danh tính. Đồng thời thực hiện các giao dịch tài chính trái phép, hoặc bán thông tin cho các bên xấu.

Để bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công Phishing, bạn có thể áp dụng những giải pháp sau:

  • Sử dụng chứng chỉ SSL để đảm bảo kết nối bảo mật giữa trang web và người dùng để ngăn chặn việc đánh cắp dữ liệu.
  • Xác thực hai yếu tố (2FA) bằng cách thêm một lớp bảo mật bằng mã OTP hoặc ứng dụng xác thực.
  • Cảnh báo và giáo dục người dùng nhận biết các dấu hiệu phishing và tránh nhấp vào các liên kết đáng ngờ.
  • Cập nhật phần mềm thường xuyên để đảm bảo hệ thống và plugin luôn được vá các lỗ hổng bảo mật.
  • Sử dụng bộ lọc email để ngăn chặn các email giả mạo chứa liên kết dẫn đến các trang phishing.

phishing tấn công ứng dụng web

6. Ransomware

Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware) mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu trả tiền chuộc để mở khóa. Các cuộc tấn công ransomware thường bắt đầu qua các hình thức lừa đảo tinh vi. Chẳng hạn như email hoặc tin nhắn giả mạo từ nguồn đáng tin cậy như ngân hàng hoặc công ty thẻ tín dụng. Khi người dùng mở tệp đính kèm hoặc nhấp vào liên kết độc hại, ransomware sẽ được tải xuống và cài đặt trên máy tính. Sau đó, phần mềm này sẽ mã hóa toàn bộ tệp quan trọng, từ tài liệu, hình ảnh đến hệ điều hành. Người dùng sẽ không thể truy cập các tệp bị mã hóa cho đến khi trả tiền chuộc. Kẻ tấn công thường yêu cầu thanh toán bằng Bitcoin hoặc tiền điện tử khác.

Để bảo vệ trang web khỏi ransomware, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên trên hệ thống riêng biệt để dễ dàng khôi phục.
  • Cập nhật phần mềm và hệ điều hành với bản vá bảo mật mới nhất.
  • Sử dụng phần mềm bảo mật chống malware và tường lửa để phát hiện và ngăn chặn mã độc.
  • Hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu và hệ thống quan trọng để giảm rủi ro.
  • Tăng cường nhận thức về rủi ro từ email, file đính kèm và các trang web đáng ngờ.

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly