Category

Search
/

Table of Contents

No table of contents
Join CloudFly's Telegram channel to receive more offers and never miss any promotions from CloudFly

Server Cluster Là Gì? Phân Loại Server Cluster

Server Cluster là một nhóm các máy chủ được liên kết với nhau nhằm tăng cường hiệu suất, đảm bảo tính liên tục và bảo vệ dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Nhờ đó, các server trong cluster có thể xử lý nhiều tác vụ cùng lúc và duy trì hoạt động liên tục cho hệ thống. Trong bài viết này, CloudFly sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về Server Cluster là gì, cũng như các loại hình Server Cluster phổ biến. Hãy theo dõi ngay nhé!

server cluster là gì

1. Server Cluster là gì?

Server Cluster là một hệ thống gồm nhiều máy chủ kết nối và hoạt động cùng nhau. Chúng chia sẻ tài nguyên để tăng hiệu suất, độ tin cậy và tính sẵn sàng của hệ thống. Các máy chủ trong cluster làm việc như một hệ thống duy nhất, đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục mà không bị gián đoạn, ngay cả khi một máy chủ gặp sự cố.

Server Cluster thường được sử dụng trong các môi trường cần hiệu suất cao và độ ổn định. Chẳng hạn như các trang web lớn, hệ thống thanh toán trực tuyến, cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghiệp. Các máy chủ kết nối qua mạng LAN hoặc WAN và phần mềm quản lý sẽ cân bằng tải giữa chúng để duy trì hoạt động mượt mà. Không chỉ vậy, hệ thống này cũng đảm bảo khả năng mở rộng dễ dàng khi nhu cầu tăng cao. Từ đó giúp tăng tính linh hoạt và đảm bảo tính sẵn sàng ngay cả khi có lỗi xảy ra. Có thể nói, Server Cluster là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng quan trọng yêu cầu tính sẵn sàng cao và khả năng chịu lỗi.

2. Cách hoạt động của Server Cluster là gì?

Server Cluster là hệ thống kết hợp nhiều máy chủ lại với nhau để cung cấp dịch vụ ổn định và tin cậy cho các ứng dụng không thể chạy trên nhiều server riêng lẻ. Mỗi server sẽ kiểm soát thiết bị của mình, duy trì một bản sao của hệ điều hành cùng với các ứng dụng và dịch vụ được thiết kế bởi cluster. Các máy chủ chia sẻ tài nguyên như ổ đĩa chung, cho phép dễ dàng truy cập và kiểm soát.

Trong một thời điểm nhất định, chỉ có một node hoạt động, các node khác ở chế độ chờ. Khi node hoạt động gặp sự cố, node chờ sẽ thay thế ngay lập tức. Nhờ vào hệ thống lưu trữ chung (quorum), chứa thông tin cấu hình cluster và ghi lại các thay đổi.

Có hai mô hình chính trong Server Cluster:

  • Active-Passive: Một máy chủ hoạt động chính (Active) và các máy chủ khác ở trạng thái chờ (Passive). Nếu máy chủ chính gặp lỗi, máy chủ chờ sẽ tiếp quản để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động.
  • Active-Active: Tất cả các máy chủ đều hoạt động và chia sẻ công việc. Khi một máy gặp sự cố, các máy khác sẽ hỗ trợ để duy trì hoạt động trơn tru.

Cả hai mô hình này đều giúp tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Trong đó hệ thống lưu trữ chung giúp đảm bảo dữ liệu nhất quán và sẵn sàng.

cách hoạt động của server cluster là gì

3. Phân loại Server Cluster

3.1. Single Quorum Device Cluster

Single Quorum Device Cluster, còn được gọi là "Standard Quorum Cluster", là loại Cluster phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó bao gồm nhiều node và một hoặc nhiều thiết bị lưu trữ cluster (cluster disk array). Các node này kết nối với nhau thông qua một cơ chế được gọi là "bus".

Single Quorum Device Cluster sử dụng một thiết bị lưu trữ duy nhất để chứa thông tin cấu hình của cluster và tài nguyên. Thiết bị lưu trữ này thường là Fibre Channel SAN (Storage Area Network) hoặc iSCSI SAN. Chỉ có một node sở hữu thiết bị lưu trữ tại một thời điểm, gọi là quorum node, và các node khác truy cập thông qua mạng.

Đặc điểm chính:

  • Cấu hình: Tất cả các node truy cập vào cùng một thiết bị lưu trữ duy nhất.
  • Ưu điểm: Dễ dàng thiết lập, quản lý, đồng bộ dữ liệu giữa các node và có chi phí thấp hơn các loại cluster khác.
  • Nhược điểm: Thiết bị lưu trữ chung là một điểm dễ bị lỗi duy nhất (single point of failure). Nếu thiết bị này gặp sự cố, toàn bộ cluster sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, nó không phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tính sẵn sàng cao.
  • Đây là lựa chọn đơn giản và hiệu quả cho nhiều loại dịch vụ. Từ cơ sở dữ liệu đến các ứng dụng trực tiếp, miễn là ít nhất 50% các node trong cluster vẫn hoạt động.

3.2. Majority Node Set Cluster

Majority Node Set Cluster là loại cluster không sử dụng thiết bị lưu trữ tập trung. Thay vào đó, thông tin về cấu hình và tài nguyên được lưu trữ trên tất cả các node. Quorum trong cluster này được xác định bởi số lượng node tối thiểu cần hoạt động để cluster đưa ra quyết định và duy trì tính nhất quán dữ liệu, gọi là quorum size.

Trong loại Cluster này, mỗi node quản lý một bản sao riêng của dữ liệu cấu hình được lưu trên chính nó. Đây là tài nguyên quorum giúp đảm bảo tính liên tục và đồng nhất của dữ liệu giữa các node. Nhờ đó giúp cluster hoạt động ổn định ngay cả khi phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau.

Đặc điểm chính:

  • Cấu hình: Mỗi node có một bản sao riêng của dữ liệu cấu hình, không cần thiết bị lưu trữ chung.
  • Ưu điểm: Loại bỏ nguy cơ thất bại tại một điểm duy nhất, tăng cường khả năng chịu lỗi và tính sẵn sàng của hệ thống.
  • Nhược điểm: Phức tạp hơn trong việc thiết lập và quản lý, có thể gặp độ trễ khi cập nhật do tất cả các node cần đồng bộ hóa dữ liệu.
  • Đây là lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống máy chủ phân tán về mặt địa lý. Ví dụ như các trò chơi trực tuyến có máy chủ đặt tại nhiều khu vực khác nhau.

majority node set cluster

3.3. Local Quorum Cluster

Local Quorum Cluster, hay còn gọi là Single Node Cluster, là loại cluster chỉ có duy nhất một node và thường được sử dụng cho mục đích thử nghiệm. Local Quorum Cluster hoạt động tương tự như Majority Node Set Cluster. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cấu hình và thông tin về tài nguyên được lưu trữ cục bộ trên chính node duy nhất. Cluster này thường thích hợp cho các môi trường phân tán địa lý, nơi các node nằm ở những địa điểm khác nhau.

Đặc điểm chính:

  • Cấu hình: Chỉ có một node với thiết bị lưu trữ cục bộ.
  • Ưu điểm: Dễ thiết lập, chi phí thấp, phù hợp cho các môi trường phân tán địa lý, khả năng chịu lỗi tốt.
  • Nhược điểm: Phức tạp trong quản lý, không cung cấp tính dự phòng cao và không thể xử lý failover.
  • Mô hình này chủ yếu được dùng cho mục đích thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển. Bởi tính năng hạn chế trong xử lý lỗi và không thích hợp cho việc lưu trữ các dịch vụ trực tiếp.

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Server Cluster là gì và phân loại Server Cluster. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn



 

Share

Featured Articles

Join CloudFly's Telegram channel to receive more offers and never miss any promotions from CloudFly