Việc lựa chọn gói hosting phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truy cập, hiệu suất hoạt động và trải nghiệm người dùng của website. Tuy nhiên, với vô vàn thông số kỹ thuật được nhà cung cấp đưa ra, không ít người dùng cảm thấy hoang mang và khó khăn trong việc lựa chọn. Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của các thông số trong hosting. Hãy cùng khám phá ngay để trang web của bạn có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Trong một gói hosting, dung lượng lưu trữ là một thông số chỉ sức chứa của dịch vụ. Nó tương tự như dung lượng của ổ cứng trên máy tính hoặc USB. Tùy thuộc vào gói hosting mà bạn chọn, mỗi dịch vụ sẽ có một dung lượng lưu trữ riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Bạn có thể tải lên và tải xuống các tệp tin và mã nguồn vào gói hosting này, miễn là không vượt quá giới hạn dung lượng được quy định.
Băng thông là tổng lưu lượng dữ liệu được truyền tải lên và xuống của một hosting trong khoảng thời gian nhất định, thường là mỗi tháng. Nếu bạn sử dụng quá mức băng thông cho phép, trang web của bạn có thể gặp phải lỗi 502 Service Temporarily Overloaded. Để tránh điều này, bạn cần đánh giá số lượng người truy cập dự kiến vào website trong thời gian đó để chọn gói Hosting phù hợp với nhu cầu băng thông của mình.
Parked Domain là các tên miền hoạt động song song với tên miền chính trên hosting của bạn. Chúng sử dụng chung tài nguyên dữ liệu của tên miền chính (cùng một nguồn web). Khi người dùng truy cập vào Parked Domain hay tên miền chính, họ sẽ được đưa đến cùng một trang web với nội dung giống nhau.
Addon Domain là các tên miền bổ sung được thêm vào hosting của bạn. Khi sử dụng Addon Domain, hosting của bạn sẽ được chia nhỏ thành các phần khác nhau để phục vụ từng Addon Domain. Bạn có thể sử dụng tài nguyên dữ liệu host riêng (khác nguồn web) cho mỗi tên miền bổ sung này, tạo ra một trang web hoàn toàn mới. Tuy nhiên, việc chia nhỏ hosting như vậy có thể làm tăng tải cho máy chủ, từ dung lượng lưu trữ cho đến RAM và CPU. Vì vậy, nếu muốn sử dụng tính năng này, bạn cần phải chọn gói hosting có dung lượng lớn và cấu hình mạnh mẽ hơn.
>>> Xem thêm: Phân Biệt Addon Domain, Sub Domain Và Parked Domain
Khi bạn muốn mở rộng thêm một lĩnh vực hoặc một chuyên mục mới trên website, bạn có thể sử dụng subdomain. Ví dụ, nếu tên miền chính của bạn là cloudfly.vn, bạn có thể tạo subdomain như cloudserver.cloudfly.vn hoặc hosting.cloudfly.vn. Thường thì các nhà cung cấp hosting không giới hạn số lượng subdomain, bạn tạo ra bất kỳ số lượng nào tùy thích.
Tài khoản email là số lượng tài khoản email có sẵn trực tiếp trên hosting và được liên kết với tên miền của bạn. Tuy nhiên, do đây là email theo hosting, nên thường có dung lượng thấp, có thể dễ dàng vào blacklist và không đảm bảo độ ổn định cao.
Tài khoản FTP là công cụ giao tiếp cho phép bạn truyền tải và quản lý các tệp tin và thư mục trên hosting của bạn. Chẳng hạn như hình ảnh, văn bản, âm thanh, video,... ngoại trừ database. Tất cả các gói hosting đều hỗ trợ phần mềm quản lý như cPanel hoặc DirectAdmin. Đồng thời cung cấp tính năng FTP qua cổng kết nối mặc định là 21 (cổng này có thể thay đổi nếu nhà cung cấp Hosting điều chỉnh).
Tài khoản MySQL là số lượng cơ sở dữ liệu (Database) được cung cấp trong gói hosting. Thông thường, các dịch vụ hosting giá rẻ thường hỗ trợ 1 tài khoản MySQL tương ứng với việc vận hành một website.
Thông số CPU của hosting là chỉ số đo lường mức độ sử dụng CPU và % CPU đang hoạt động của host. Khi phần trăm này cao gần mức 1/1, tức là nó được sử dụng tối đa, website có thể sẽ tải trang chậm hơn. Các nhà cung cấp thường chia các gói hosting với CPU dao động từ 75% đến 250%.
Memory Ram của hosting tương tự như bộ nhớ RAM trên máy tính cá nhân của bạn. Mỗi gói hosting đều có thông số Ram riêng, người dùng có thể chia sẻ hoặc sử dụng Ram độc lập. Khi chỉ số Ram cao, website sẽ hoạt động mượt mà và ổn định hơn.
I/O (Input/Output) là tốc độ truyền tải dữ liệu từ hosting đến người dùng, được đo bằng đơn vị Kb/s. Thông số này càng cao thì website sẽ càng load nhanh hơn. Nhờ đó giúp cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Number of Process là tổng thông số tiến trình đang chạy trên hosting. Thông thường, các nhà cung cấp sẽ không công khai thông tin này. Số tiến trình thường dao động từ 50 đến 200. Nếu vượt quá giới hạn này, người dùng khi truy cập website có thể gặp phải lỗi 500 hoặc 503.
SSL là một giao thức mã hóa thông tin trên đường truyền từ thiết bị của người dùng đến website. Mỗi chứng chỉ SSL chỉ áp dụng cho một website duy nhất. Khi bạn mua bất kỳ gói hosting nào, các nhà cung cấp lớn sẽ tự động cài đặt miễn phí chứng chỉ SSL Let’s Encrypt. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến bảo mật và muốn nâng cao sự chuyên nghiệp cho website, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào một chứng chỉ SSL trả phí với nhiều tính năng bảo mật hơn.
Inodes là giới hạn số lượng file tối đa có thể có trong thư mục hosting của bạn. Thông số này thường chỉ xuất hiện trên các hosting không giới hạn. Bởi vì nhà cung cấp cần một số liệu để kiểm soát không gian lưu trữ và tránh các hành vi lạm dụng. Tuy nhiên, ở các gói hosting thông thường, giới hạn Inodes thường rất cao (trung bình khoảng 250,000 Inodes), do đó bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều file hơn trên hosting, bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp để xem xét nâng giới hạn.
Mỗi hosting sẽ có một địa chỉ IP mặc định không đổi. Nếu bạn có nhu cầu, bạn có thể mua thêm một địa chỉ IP riêng để xử lý các công việc đặc biệt. Chẳng hạn như tạo webmail hoặc triển khai một website khác như một blog hoặc trang web vệ tinh. Thông thường, các nhà cung cấp sẽ cung cấp địa chỉ IP khác lớp D vì nó phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tối ưu hóa SEO cho các blog hoặc trang web vệ tinh, bạn nên cân nhắc mua địa chỉ IP khác lớp C để làm điều này.
PHP là ngôn ngữ lập trình mà hosting hỗ trợ cho website với nhiều phiên bản khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Các nhà cung cấp hosting sẽ cung cấp các phiên bản PHP từ 5.x đến 7.x, và mới nhất là PHP 8.2. Bên cạnh PHP, dịch vụ hosting cũng hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình khác như HTML, .NET, JavaScript, Java, và nhiều ngôn ngữ khác.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các thông số trong hosting. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: