Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Băng Thông Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Băng Thông

Nếu bạn là một người sử dụng Internet thường xuyên, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra băng thông ảnh hưởng đến tốc độ trang web tải nhanh hay chậm. Nhưng bạn đã hiểu rõ băng thông là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với trải nghiệm trên Internet của bạn chưa? Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn khám phá tất tần tật những điều cần biết về băng thông nhé.

băng thông là gì

1. Băng thông là gì?

Băng thông hay còn gọi là bandwidth, là khả năng truyền tải dữ liệu của một trang web trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù có nhiều đơn vị để đo lường băng thông, nhưng Mbps (megabits mỗi giây) là đơn vị phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Nó thể hiện tốc độ tối đa mà một trang web có thể truyền tải dữ liệu trong một giây.

Lượng băng thông càng lớn thì khả năng truyền tải dữ liệu càng nhanh và ngược lại. Để hiểu đơn giản về băng thông, bạn có thể tưởng tượng nó như một con đường. Con đường càng rộng, việc di chuyển của xe càng thoải mái và dễ dàng. Băng thông cũng giống như vậy. Nó sẽ quyết định tốc độ kết nối và trải nghiệm Internet của người dùng.

2. Giới hạn băng thông là gì?

Khi đã hiểu được băng thông là gì, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc về khái niệm của giới hạn băng thông. Giới hạn băng thông cho phép người dùng hạn chế việc tải lên và tải xuống dữ liệu khi sử dụng Internet. Hành động này nhằm mục đích đảm bảo đường truyền luôn duy trì ổn định. Đặc biệt, khi sử dụng mạng không dây, việc áp đặt giới hạn băng thông giúp tránh tình trạng quá tải đường truyền gây gián đoạn trong quá trình truy cập. 

3. Một số loại băng thông thường gặp

Băng thông được chia thành một số loại dựa vào các đặc tính sau:

3.1. Dựa vào phạm vi sử dụng

  • Băng thông trong nước: Đây là loại băng thông được sử dụng để trao đổi và tương tác giữa các máy chủ trong cùng một quốc gia. Loại băng thông này thích hợp cho việc sử dụng trong mạng nội bộ của doanh nghiệp và người dùng trong nước. 
  • Băng thông quốc tế: Đây là loại băng thông được dùng để trao đổi thông tin giữa các máy chủ trên toàn thế giới. Vì phải truyền thông tin qua các khoảng cách xa nên băng thông quốc tế thường gặp phải các rủi ro liên quan đến đường truyền. 

3.2. Dựa vào dung lượng sử dụng

  • Băng thông được cam kết: Khi chọn loại băng thông này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cam kết cung cấp một lượng băng thông nhất định cho người dùng như đã thỏa thuận trước đó. Nếu người dùng tiêu thụ hết lượng băng thông đã cam kết trong quá trình sử dụng, họ sẽ phải trả thêm phí để tiếp tục sử dụng.
  • Băng thông được chia sẻ: Đây là loại băng thông cho phép nhiều máy chủ khác nhau sử dụng chung một nguồn băng thông. Mỗi người dùng sẽ được cấp một lượng băng thông nhất định khi sử dụng. 
  • Băng thông riêng: Đây là loại băng thông mà người dùng trả phí dựa trên lượng băng thông mà họ sử dụng. Bạn không cần phải chia sẻ băng thông với bất kỳ ai khác, do đó chất lượng đường truyền luôn được đảm bảo. Có thể nói, việc lựa chọn băng thông riêng được coi là sự lựa chọn tối ưu nhất.

4. Cách kiểm tra tốc độ băng thông mạng

Bạn có thể kiểm tra tốc độ băng thông mạng qua hai cách đơn giản như sau:

4.1. Cách 1: Kiểm tra thông qua tốc độ tải

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần kết nối máy tính của mình với Router băng một dây cáp.

Bước 2: Tiếp theo, bạn lựa chọn máy chủ tại Việt Nam có khả năng tải dữ liệu mà không hạn chế băng thông.

Bước 3: Sau đó, bạn tiến hành tải tệp từ trang web đó về máy tính của mình.

Bước 4; Cuối cùng, bạn thực hiện so sánh tốc độ tải thực tế với tốc độ lý thuyết. Nếu bạn không thấy chênh lệch đáng kể, điều đó có nghĩa là nhà mạng đã cung cấp dịch vụ như cam kết.

4.2. Cách 2: Kiểm tra bằng phần mềm riêng

Bước 1: Trước tiên, bạn truy cập vào trang web speedtest.net.

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấn vào nút Go và đợi khoảng 15 - 30 giây để nhận kết quả. 

Sau đó trên màn hình sẽ hiển thị tốc độ đường truyền download và upload của mạng. Thông số càng cao cho thấy đường truyền càng mượt.

kiểm tra băng thông bằng phần mềm riêng

5. Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến website?

Như đã nói, băng thông là thông số chỉ mức độ dung lượng dữ liệu có thể truyền tải giữa trang web và máy tính cá nhân của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Giới hạn băng thông phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua từ nhà cung cấp. Với mức giới hạn bandwodth càng cao, mức dung lượng cho phép truyền tải (download/upload ngược) càng lớn. Trong trường hợp băng thông bị đầy, các yêu cầu truy cập web có thể bị từ chối.

Để có một trang web chuyên nghiệp, bạn không chỉ phải thiết kế trang web chuyên nghiệp, hấp dẫn, mà còn cần chuẩn bị gói hosting chất lượng với băng thông rộng. Điều này sẽ đảm bảo đường truyền của người dùng không bị gián đoạn, đặc biệt là trong những giờ cao điểm. 

Băng thông lớn giúp tăng khả năng hoàn thành các tác vụ, xử lý yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng cho phép một lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn cùng một lúc mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. 

>>> Xem thêm: Cải Thiện Hiệu Suất Website WordPress: 8 Thủ Thuật Tăng Tốc Hiệu Quả

6. Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Đối với doanh nghiệp, băng thông càng lớn sẽ cho phép càng nhiều người dùng truy cập vào trang web của bạn cùng một lúc. Còn với người dùng, sử dụng mạng có băng thông lớn sẽ cải thiện tốc độ truy cập vào internet. Khi băng thông không đủ rộng, có thể gây ra các vấn đề như trang web không tải được, tải chậm, mất hình ảnh,... Điều này làm giảm hiệu suất website cũng như hiệu quả kinh doanh của bạn.

Nếu trang web thường xuyên gặp sự cố mất tín hiệu, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Vì vậy, bạn hãy chọn gói băng thông đủ lớn để đảm bảo khách hàng không bị gián đoạn khi truy cập. Từ đó giảm thiểu trường hợp người dùng rời khỏi trang vì tốc độ tải trang chậm. Ngoài ra, việc sử dụng hosting chất lượng cũng giúp tránh các sự cố khi có lượng lớn người dùng truy cập vào trang web.

>>> Xem thêm:

7. Cách khắc phục tình trạng bóp băng thông

7.1. Bóp băng thông là gì?

Bóp băng thông hay điều tiết băng thông, là giảm tốc độ truyền tải dữ liệu trên một đường truyền internet xuống mức thấp hơn tốc độ tối đa có thể đạt được. Việc này được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider) hoặc các nhân viên quản trị hệ thống mạng (Network System Administrator). Nó có thể xảy ra trên nhiều thiết bị, và đôi khi cũng có thể diễn ra trên các trang web hoặc dịch vụ mà bạn đang sử dụng.

7.2. Cách khắc phục

Nếu bạn nghi ngờ đường truyền của mình đang bị bóp băng thông, bạn có thể thực hiện một bài kiểm tra hàng tháng thông qua công cụ miễn phí như Glasnost. Một trong những dấu hiệu để nhận biết việc bóp băng thông là đường truyền đột ngột bị yếu vào những ngày cuối tháng. Khi đó, có khả năng băng thông của bạn đã bị nhà mạng điều tiết giảm.

Để tránh bị bóp băng thông bởi nhà mạng, bạn có thể sử dụng mạng riêng ảo (VPN). Khi dùng công cụ này, dữ liệu được mã hóa và khó nhận diện. Do đó ISP không thể nhận biết bạn đang truy cập vào trang web nào và họ sẽ không thể thực hiện bóp băng thông.

cloudfly cung cấp dịch vụ máy chủ ảo cloud server chất lượng

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn băng thông là gì và tất tần tật những điều cần biết về băng thông. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server với băng thông không giới hạn tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn dale: https://t.me/cloudflyvn



 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly