Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Cách Khắc Phục Tình Trạng Bị Lỗi Web Khi Tải Lên Hosting

Bạn đang gặp sự cố khi tải website lên hosting và lo lắng không biết xử lý thế nào? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của CloudFly sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục tình trạng lỗi web khi tải lên hosting. Hãy cùng khám phá các biện pháp để nhanh chóng đưa website vào hoạt động bình thường.

cách khắc phục tình trạng bị lỗi web khi tải lên hosting

1. Các lỗi web thường gặp khi tải lên hosting

Khi tải website lên hosting, bạn có thể gặp một số lỗi phổ biến như sau:

1.1. Lỗi 404 Not Found

  • Nguyên nhân: Lỗi này xuất hiện khi trình duyệt không thể tìm thấy trang được yêu cầu trên server.
  • Biểu hiện: Trình duyệt hiển thị thông báo lỗi "404 Not Found" và một trang trắng hoặc thông báo lỗi tương tự.

1.2. Lỗi 500 Internal Server Error

  • Nguyên nhân: Lỗi này là do các vấn đề xảy ra trên máy chủ như lỗi cấu hình, lỗi trong mã lập trình, hoặc quá tải máy chủ.
  • Biểu hiện: Trang web hiển thị thông báo lỗi "500 Internal Server Error" mà không cung cấp thông tin chi tiết về lỗi cụ thể.

1.3. Lỗi Database Connection Error

  • Nguyên nhân: Lỗi này xảy ra khi website không thể kết nối đến cơ sở dữ liệu MySQL hoặc khi thông tin kết nối không chính xác.
  • Biểu hiện: Trang web hiển thị thông báo lỗi kết nối cơ sở dữ liệu, thường là "Error establishing a database connection".

1.4. Lỗi White Screen of Death (WSOD)

  • Nguyên nhân: Đây là lỗi phổ biến trong hệ thống quản trị nội dung (CMS) như WordPress. Lỗi này thường do các vấn đề như plugin không tương thích, lỗi trong mã lập trình.
  • Biểu hiện: Màn hình trắng hoàn toàn khi truy cập vào trang web mà không có thông báo lỗi cụ thể.

1.5. Lỗi Syntax Error

  • Nguyên nhân: Đây là lỗi phát sinh khi mã lập trình có cú pháp không đúng. Ví dụ như một dấu chấm phẩy bị thiếu hoặc một từ khóa không được nhận diện.
  • Biểu hiện: Trang web không hoạt động và hiển thị lỗi cú pháp khi cố gắng truy cập vào.

2. Cách khắc phục tình trạng bị lỗi web khi tải lên hosting

Để khắc phục các lỗi web khi tải lên hosting, bạn có thể áp dụng các giải pháp cụ thể cho từng trường hợp sau:

2.1. Lỗi 404 Not Found

Khi bạn gặp lỗi này, đầu tiên bạn cần kiểm tra lại URL của trang web để đảm bảo rằng nó đã được nhập đúng và đầy đủ. Nếu URL đã chính xác nhưng vẫn gặp lỗi, bạn cần tạo một trang 404 tùy chỉnh để thông báo cho người dùng biết rằng trang không tồn tại và cung cấp các liên kết hữu ích khác. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cấu hình trong file .htaccess để chuyển hướng các trang lỗi đến trang 404 một cách tự động.

lỗi 404 not found

2.2. Lỗi 500 Internal Server Error

Lỗi này thường xảy ra khi có sự cố xảy ra trên máy chủ. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra các file log lỗi để xác định nguyên nhân cụ thể. Bạn có thể thay đổi cấu hình trong file .htaccess hoặc php.ini có thể giúp giảm thiểu lỗi này. Nếu không thể tự khắc phục, bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting để được hỗ trợ kỹ thuật chi tiết.

lỗi 500 internal server error

2.3. Lỗi Database Connection Error

Lỗi này thường xuất hiện khi thông tin kết nối đến cơ sở dữ liệu không chính xác hoặc không thể kết nối được. Để sửa lỗi này, bạn cần kiểm tra lại thông tin kết nối database như username, password, và hostname. Và đảm bảo rằng các thông tin này được nhập đúng trong file cấu hình như wp-config.php (đối với WordPress). Ngoài ra, bạn cũng nên nâng cấp phiên bản PHP hoặc MySQL nếu cần thiết theo yêu cầu của nhà cung cấp hosting.

lỗi database connection error

2.4. Lỗi White Screen of Death (WSOD)

Lỗi này thường xảy ra khi có sự cố trong các plugin hoặc theme của WordPress. Để khắc phục, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nên tắt tất cả các plugin. Sau đó bật lại từng plugin một cách tuần tự và quan sát xem plugin nào gây ra lỗi để có thể xử lý.

Bước 2: Nếu vấn đề vẫn còn, bạn hãy điều chỉnh dung lượng bộ nhớ PHP trong file php.ini để tăng khả năng xử lý của máy chủ. 

Bước 3: Nếu các phương pháp trên không giải quyết được, bạn hãy thay đổi sang theme mặc định của WordPress. Điều này giúp loại bỏ yếu tố theme hiện tại có thể gây ra lỗi WSOD.

lỗi white screen of death

2.5. Lỗi Syntax Error

Lỗi này thường xảy ra do cú pháp code trong file PHP bị sai. Để sửa lỗi, bạn cần kiểm tra cú pháp code một cách cẩn thận bằng trình soạn thảo code hoặc công cụ kiểm tra lỗi cú pháp. Bạn có thể sử dụng các công cụ như PHP CodeSniffer hoặc các trình biên dịch tích hợp (IDE) có khả năng phát hiện và chỉ ra lỗi cú pháp để dễ dàng phát hiện lỗi hơn. Nếu bạn không thể tự sửa lỗi, hãy tham khảo các tài liệu hướng dẫn hoặc tìm giải pháp từ cộng đồng lập trình viên để được hỗ trợ và tư vấn chính xác.

lỗi syntax error

3. Các biện pháp phòng ngừa lỗi web khi tải lên hosting

3.1. Kiểm tra kỹ code website trước khi tải lên hosting

Trước khi đưa website lên hosting, bạn hãy kiểm tra kỹ mã nguồn của website để đảm bảo không có lỗi cú pháp và các lỗi logic trong code. Bạn có thể sử dụng trình soạn thảo code hoặc các công cụ kiểm tra lỗi code để phát hiện và sửa lỗi kịp thời.

3.2. Sử dụng các công cụ kiểm tra lỗi code

Các công cụ như PHP CodeSniffer, ESLint (cho JavaScript), và các công cụ tương tự có thể giúp bạn kiểm tra và báo cáo về các lỗi trong code của website. Cũng như đảm bảo rằng website của bạn hoạt động ổn định và không gặp các vấn đề về code khi chạy trên môi trường thực tế.

3.3. Cấu hình hosting phù hợp với website

Bạn hãy chọn gói hosting phù hợp với yêu cầu của website, bao gồm dung lượng lưu trữ, băng thông, và phiên bản PHP, MySQL phù hợp. Việc cấu hình hosting đúng cách sẽ giúp website hoạt động ổn định và hiệu quả.

3.4. Sao lưu dữ liệu website thường xuyên

Một biện pháp khác mà bạn không nên bỏ qua là thực hiện sao lưu dữ liệu website thường xuyên để đề phòng trường hợp mất dữ liệu do lỗi hệ thống hoặc tấn công. Bạn hãy lưu trữ bản sao lưu ở nơi an toàn để dễ dàng khôi phục khi cần thiết.

3.5. Cập nhật website và plugin thường xuyên

Website và các plugin phải được cập nhật phiên bản mới nhất để đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất. Việc cập nhật thường xuyên giúp ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật và sử dụng được các tính năng mới nhất.

3.6. Lựa chọn nhà cung cấp hosting uy tín

Bạn nên chọn lựa nhà cung cấp hosting có uy tín và có chất lượng dịch vụ tốt. Điều này bao gồm hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, bảo mật tốt, và đảm bảo uptime cao để website hoạt động ổn định.

>>> Xem thêm:

dịch vụ cloud server chất lượng giá rẻ tại cloudfly

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách khắc phục tình trạng bị lỗi web khi tải lên hosting. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ