Ngày đăng: 29 tháng 11 năm 2024
Bạn vừa chuyển hosting cho website WordPress của mình và đang gặp phải lỗi không tìm thấy trang đăng nhập? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của CloudFly sẽ hướng dẫn bạn các bước sửa lỗi không tìm thấy trang login WordPress một cách nhanh chóng. Hãy theo dõi ngay nhé!
Khi bạn chuyển đổi hosting hoặc cài mới một plugin, có thể xảy ra lỗi khiến bạn không vào được trang quản trị WordPress. Lúc này, trang web có thể hiển thị lỗi hoặc tải không thành công.
Nguyên nhân thường đến từ:
Lỗi phổ biến này xảy ra khi bạn nhập sai thông tin đăng nhập. WordPress sẽ hiển thị thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. Nếu quên mật khẩu, bạn có thể sử dụng email để lấy lại.
Trong một số trường hợp, tài khoản quản trị viên của bạn có thể bị tin tặc chiếm đoạt. Điều này dẫn đến việc bạn mất quyền truy cập vào các chức năng như quản lý theme, plugin hoặc thiết lập lại user.
Lỗi PHP thường xuất phát từ việc sử dụng các đoạn mã không được kiểm chứng hoặc cú pháp bị sai. Điều này thường xảy ra khi bạn dán mã trực tiếp vào trang web hoặc sử dụng code từ các nguồn không đáng tin cậy.
Bộ nhớ bị cạn kiệt hoặc các chủ đề/plugin mã hóa kém có thể khiến trang quản trị WordPress hiển thị màn hình trắng. Đây là lỗi thường gặp nếu hosting không đủ tài nguyên hoặc sử dụng các plugin không tương thích.
WordPress sử dụng cache và cookie để tăng tốc độ tải trang, nhưng đôi khi chúng có thể gây lỗi khi bạn truy cập trang quản trị. Để khắc phục, hãy xóa cache và cookie trên trình duyệt, sau đó khởi động lại.
Bước 1: Bạn nhấp vào biểu tượng Cài đặt (dấu ba chấm ở góc phải), chọn History.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Clear browsing data.
Bước 3: Bạn đánh dấu vào các mục Browsing history, Cookies and other site data, và Cached images and files, sau đó nhấn Clear data.
Bước 4: Sau đó, bạn thử truy cập lại WordPress Dashboard.
Một nguyên nhân phổ biến khiến bạn không vào được WordPress sau khi chuyển hosting là thông tin đăng nhập không chính xác. Điều này có thể xảy ra khi bạn quên mật khẩu, một quản trị viên khác thay đổi mật khẩu (nếu có nhiều admin). Hoặc tài khoản của bạn bị kẻ xấu chiếm đoạt và thay đổi mật khẩu.
Để khắc phục, bạn cần đặt lại mật khẩu mới:
Bước 1: Trên trang đăng nhập WordPress, bạn nhấp vào “Bạn quên mật khẩu?”.
Bước 2: Sau đó, bạn làm theo hướng dẫn để nhận email khôi phục và tạo mật khẩu mới.
Nếu không thể truy cập vào trang quản trị WordPress, bạn có thể lấy lại mật khẩu admin thông qua phpMyAdmin.
Bước 1: Bạn đăng nhập vào tài khoản hosting và truy cập cPanel, chọn File Manager.
Bước 2: Bạn mở thư mục public_html và chọn thư mục wp-content. Rồi đổi tên thư mục plugins thành plugins_disable.
Bước 3: Sau đó, bạn kiểm tra xem có thể truy cập lại trang đăng nhập WordPress không. Nếu thành công, một plugin nào đó đang gây ra xung đột.
Bước 4: Bạn vào wp-admin, kích hoạt lần lượt từng plugin và kiểm tra sau mỗi lần kích hoạt để xác định plugin gây lỗi.
Nếu file wp-login.php trên server bị di chuyển hoặc xóa, bạn sẽ không thể truy cập trang quản trị WordPress. Để xử lý vấn đề này, bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bạn tải bản cài đặt WordPress mới nhất từ trang chính thức về máy tính. Rồi giải nén file và tìm file wp-login.php.
Bước 2: Tiếp theo, bạn truy cập tài khoản hosting và vào cPanel, nhấn vào File Manager và chọn public_html.
Nếu file wp-login.php cũ còn trên server, bạn có thể ghi đè nó bằng file mới.
Bước 3: Bạn sử dụng tùy chọn Upload trong File Manager, tải file wp-login.php mới từ máy tính lên thư mục public_html.
Bước 4: Bạn nhấp chuột phải vào file wp-login.php vừa tải lên, chọn Edit.
Bước 5: Bạn tìm đoạn mã:
$user_login = $user_data["user_login"];
Và thay thế bằng:
$user_login = $user_data->user_login;
Bước 6: Cuối cùng, bạn lưu các thay đổi.
Sau khi hoàn tất, bạn sẽ có thể truy cập lại vào trang quản trị WordPress.
Mỗi website đều có giới hạn bộ nhớ PHP nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này, trang web của bạn có thể gặp lỗi. Việc tăng giới hạn bộ nhớ PHP có thể giúp khắc phục sự cố. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào cPanel, nhấn vào File Manager và chọn public_html.
Bước 2: Bạn tìm file wp-config.php, nhấp chuột phải và chọn Edit.
Bước 3: Tiếp theo, bạn tìm đoạn mã sau trong file:
define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ’32M’);
Thay đổi giá trị từ 32M thành 128M bằng cách sử dụng đoạn mã:
define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ’128M’);
Bước 4: Sau đó, bạn lưu và kiểm tra lại website
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sửa lỗi không tìm thấy trang login WordPress sau khi chuyển hosting. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký Cloud Hosting tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: