Trong quá trình phát triển website, plugin đã trở thành một phần không thể thiếu, đặc biệt đối với những ai sử dụng nền tảng WordPress. Vậy plugin là gì? Cách cài đặt plugin cho website WordPress như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly để tìm hiểu chi tiết nhé.
Plugin là những chương trình hoặc ứng dụng bổ sung giúp mở rộng chức năng cho website WordPress của bạn. Chúng cho phép bạn thêm nhiều tính năng mới mà không cần phải có kiến thức về lập trình. Thực chất, các plugin này được viết bằng ngôn ngữ PHP, một ngôn ngữ phổ biến trong việc phát triển các nền tảng như WordPress. Với sự hỗ trợ từ các plugin, bạn có thể dễ dàng mở rộng và cải thiện trải nghiệm người dùng trên website WordPress của mình. Đồng thời biến nó thành một công cụ mạnh mẽ cho việc quản lý và phát triển nội dung.
Hiện nay, kho plugin của WordPress rất đa dạng, với hơn 57.000 plugin miễn phí có sẵn. Tuy nhiên, cũng có một số plugin yêu cầu trả phí sử dụng. Chúng thường cung cấp các tính năng nâng cao mà phiên bản miễn phí không có. Bạn có thể tìm thấy những plugin cao cấp này trên các trang web như WPEverest.com, CodeCanyon, WPMU DEV, và Mojo Marketplace.
Các tính năng của plugin đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và sự ổn định của website WordPress. Trước đây, các lập trình viên phải viết mã và tải lên hosting để thêm tính năng cho website, điều này tiêu tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, với plugin, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích nổi bật như:
Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng chỉ nên cài đặt những plugin cần thiết. Nếu sử dụng quá nhiều, website của bạn có thể tiêu tốn băng thông và ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
Hiện nay, các plugin cho website được chia thành ba nhóm chính dựa trên nhu cầu thực tế. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của website, bạn có thể lựa chọn một trong các nhóm sau:
>>> Xem thêm: Tổng Hợp 9 Plugin SEO WordPress Tốt Nhất Hiện Nay
Để cài đặt plugin cho website của bạn từ thư viện WordPress, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở trình duyệt và truy cập vào trang quản trị WordPress của mình.
Bước 2: Ở menu bên trái, bạn sẽ thấy tùy chọn Plugin. Bạn nhấp vào đó để tiếp tục.
Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn vào nút Add New ở đầu trang. Bạn sẽ được chuyển đến thư viện plugin của WordPress, nơi chứa tất cả các plugin miễn phí cho website của bạn.
Bước 4: Bạn sử dụng ô tìm kiếm để nhập tên plugin bạn muốn cài đặt. Hoặc bạn cũng có thể tìm theo chức năng liên quan.
Bước 5: Khi tìm thấy plugin mong muốn, bạn nhấn nút Install Now để bắt đầu quá trình cài đặt.
Bước 6: Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn chỉ cần nhấn vào nút Activate để kích hoạt plugin. Và plugin đã sẵn sàng để sử dụng.
Lưu ý: Các plugin bạn vừa cài đặt sẽ bị tắt theo mặc định. Hãy chắc chắn kích hoạt chúng để bắt đầu sử dụng!
Với cách này, trước tiên, bạn cần mua plugin mà bạn muốn cho website của mình từ bất kỳ cửa hàng plugin cao cấp nào. Sau khi mua, tệp plugin sẽ được lưu dưới dạng file ZIP trên máy tính của bạn. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở trình duyệt và truy cập vào trang quản trị WordPress của mình.
Bước 2: Ở thanh bên trái, bạn tìm và nhấp vào mục Plugin.
Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn vào nút Add New ở đầu trang. Rồi nhấp vào nút Upload Plugin.
Bước 4: Sau đó, bạn nhấn vào nút Choose File và tìm đến tệp ZIP plugin mà bạn đã tải xuống trên máy tính.
Bước 5: Sau khi chọn tệp, bạn chỉ cần nhấn vào Install Now để bắt đầu cài đặt.
Bước 6: Cuối cùng, bạn nhấn vào nút Activate để kích hoạt plugin. Giờ đây, plugin đã sẵn sàng để sử dụng!
Lưu ý: Cách này thường được sử dụng khi bạn tải xuống các plugin từ các nguồn khác ngoài thư viện WordPress. Sau khi cài đặt, hãy nhớ kích hoạt plugin để nó hoạt động hiệu quả trên website của bạn!
Đây là phương pháp cài đặt plugin phức tạp nhất, yêu cầu bạn có một chút kiến thức về cách sử dụng FTP (File Transfer Protocol). Bạn nên cân nhắc sử dụng cách này khi không thể cài đặt plugin qua tài khoản quản trị viên trong CMS. Hoặc khi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn có giới hạn về kích thước tệp tải lên PHP. Với cách này, bạn sẽ tải lên toàn bộ plugin thông qua ứng dụng khách FTP. Và hãy lưu ý rằng đây chỉ nên là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp cài đặt khác không khả thi.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về plugin là gì và cách cài đặt plugin cho website WordPress. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: