Một trong những giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu quản lý và lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp chính là SAN. SAN (Storage Area Network) không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất lưu trữ mà còn mang lại tính linh hoạt và khả năng mở rộng cho hệ thống. Trong bài viết này, CloudFly sẽ tìm hiểu chi tiết SAN là gì và các giao thức SAN phổ biến như Fibre Channel, iSCSI và FCoE. Nhờ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công nghệ này và lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
SAN (viết tắt của Storage Area Network), hay còn gọi là Mạng lưu trữ. Đây là một loại mạng chuyên dụng giúp kết nối các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, đĩa quang và băng từ với các máy chủ. SAN cho phép các máy chủ truy cập vào thiết bị lưu trữ như thể chúng là ổ đĩa cục bộ. Nhưng lại mang đến khả năng mở rộng và quản lý hiệu quả hơn. Ngoài ra, mạng này còn hỗ trợ nhiều tính năng cao cấp như sao lưu, phục hồi, sao chép và di chuyển dữ liệu giữa các thiết bị lưu trữ.
Mạng SAN là một hệ thống lưu trữ mạnh mẽ, hoàn toàn tách biệt với các mạng LAN và WAN. Nó sử dụng các công nghệ mạng đặc biệt như Fibre Channel và iSCSI để kết nối các thiết bị lưu trữ và máy chủ. Cũng như cho phép truy cập vào ổ đĩa cứng và bộ nhớ đệm một cách dễ dàng. Đồng thời chia sẻ các tài nguyên lưu trữ cho các ứng dụng khác nhau. Điểm nổi bật của SAN là khả năng cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu lưu trữ ở cấp độ block. Với một Storage Area Network, các thiết bị lưu trữ như mảng đĩa và thư viện băng từ có thể xuất hiện như lưu trữ nối trực tiếp với hệ điều hành. SAN phát triển từ mô hình lưu trữ dữ liệu tập trung nhưng có mạng riêng của nó, cho phép sao lưu tự động và giám sát quá trình lưu trữ.
Một SAN thường được cấu thành từ ba thành phần chính, bao gồm:
Server (Máy chủ) là những máy tính có nhiệm vụ xử lý các yêu cầu từ người dùng hoặc ứng dụng. Chúng có thể chạy trên các hệ điều hành như Windows, Linux, Unix, hoặc nhiều hệ điều hành khác. Để kết nối với SAN, máy chủ cần có một giao diện, thường là một card mạng quang (Fibre Channel) hoặc Ethernet. Từ đó giúp truyền tải dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Storage (Lưu trữ) là các thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu. Bao gồm ổ cứng, đĩa quang, băng từ và nhiều thiết bị khác. Các thiết bị lưu trữ này có thể được tổ chức thành các khối lưu trữ logic (LUN) và được gán cho các máy chủ thông qua SAN. Việc quản lý lưu trữ được thực hiện bằng cả phần mềm và phần cứng, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và truy xuất dữ liệu.
Network infrastructure (Cơ sở hạ tầng mạng) là những thiết bị giúp kết nối máy chủ (server) và thiết bị lưu trữ (storage). Chúng có thể bao gồm switch, router, hub và nhiều loại khác. Cơ sở hạ tầng mạng sử dụng các giao thức khác nhau để truyền tải dữ liệu. Chẳng hạn như Fibre Channel, iSCSI, FCoE và InfiniBand, giúp đảm bảo kết nối nhanh chóng và ổn định giữa các thành phần trong hệ thống.
SAN (Storage Area Network) mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý và truy xuất dữ liệu:
Fibre Channel (FC) là một giao thức truyền tải dữ liệu qua cáp quang với tốc độ cao (dao động từ 1 Gbps đến 128 Gbps) và độ tin cậy vượt trội. Đây là giao thức truyền thống của SAN, thường được sử dụng trong các môi trường cần hiệu suất cao. Chẳng hạn như cơ sở dữ liệu, máy chủ ảo và máy chủ lớn.
Các thành phần chính của công nghệ FC bao gồm:
Trong một mạng SAN sử dụng Fibre Channel, các HBA trên máy chủ được kết nối với switch qua cáp quang. Từ switch, các thiết bị lưu trữ cũng được kết nối bằng cáp quang. Khi có yêu cầu truy xuất dữ liệu, các HBA sẽ gửi yêu cầu đến switch. Và switch sẽ chỉ định thiết bị lưu trữ phù hợp để thực hiện truy xuất dữ liệu.
iSCSI, hay Internet Small Computer Systems Interface, là một giao thức truyền tải dữ liệu qua mạng Ethernet. Mặc dù tốc độ của iSCSI thấp hơn so với Fibre Channel (từ 1 Gbps đến 40 Gbps). Nhưng nó lại có chi phí thấp hơn và dễ triển khai hơn. Giao thức này rất phù hợp cho những môi trường cần khả năng mở rộng và linh hoạt, như máy chủ nhỏ hoặc máy chủ đám mây.
Các thành phần chính của iSCSI bao gồm:
Trong mạng SAN sử dụng iSCSI, các máy chủ kết nối với iSCSI target qua mạng LAN. Các iSCSI initiator trên máy chủ sử dụng giao thức TCP/IP để truyền dữ liệu đến iSCSI target. Ngược lại, các iSCSI target cũng được kết nối với mạng LAN thông qua adapter chuyên dụng và sử dụng giao thức iSCSI để gửi dữ liệu về các máy chủ.
FCoE, hay Fibre Channel over Ethernet, là một giao thức kết hợp giữa Fibre Channel (FC) và Ethernet. Nó mang lại tốc độ cao từ 10 Gbps đến 100 Gbps, và có chi phí thấp hơn so với FC. Giao thức này thường được sử dụng trong các môi trường yêu cầu hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí, như trung tâm dữ liệu.
Các thành phần chính của công nghệ FCoE bao gồm:
Trong mạng SAN sử dụng FCoE, các CNA trên máy chủ được kết nối với switch Ethernet qua cáp mạng Ethernet. Từ switch Ethernet, các thiết bị lưu trữ Fibre Channel cũng được kết nối với switch bằng cáp mạng Ethernet. Khi có yêu cầu truy xuất dữ liệu, các CNA sẽ gửi yêu cầu đến FCF. Và FCF sẽ chỉ định các thiết bị lưu trữ phù hợp để thực hiện việc truy xuất dữ liệu.
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về SAN là gì và các giao thức SAN phổ biến. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: