Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Cloud Networking Là Gì? Các Dịch Vụ Của Cloud Networking

Hiện nay, điện toán đám mây đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Cùng với đó, Cloud Networking cũng đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Vậy Cloud Networking là gì và các dịch vụ mà nó mang lại lợi ích như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu hiểu rõ hơn về công nghệ này trong bài viết dưới đây của CloudFly nhé.

cloud networking là gì

1. Cloud Networking là gì?

Cloud Networking, hay còn gọi là mạng đám mây, cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên mạng thông qua một nhà cung cấp bên thứ ba, nơi mà nhiều máy chủ được kết nối với nhau. Những tài nguyên này bao gồm bộ định tuyến ảo, băng thông, tường lửa, và phần mềm quản lý mạng. Nhờ đó, người dùng có thể phân phối nội dung một cách nhanh chóng, an toàn và đáng tin vậy. Bạn không cần tốn nhiều chi phí và có thể dễ dàng xây dựng hay vận hành hệ thống mạng.

Cloud Networking là mô hình cung cấp và quản lý các tài nguyên mạng thông qua điện toán đám mây. Điện toán đám mây cho phép phân phối tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán linh hoạt. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể triển khai và quản lý mạng của mình một cách hiệu quả và linh hoạt. 

2. Các dịch vụ của Cloud Networking là gì?

2.1. Virtual Network Connectivity (kết nối mạng ảo)

  • Site-to-site VPN: Đây là giải pháp giúp kết nối an toàn giữa các mạng hoặc trung tâm dữ liệu tại chỗ và mạng đám mây thông qua các đường hầm Internet đã được mã hóa. Với Site-to-site VPN, bạn sẽ có một kết nối riêng tư với độ trễ thấp. Điều này mang lại tính bảo mật và độ tin cậy cao hơn so với việc sử dụng Internet công cộng. 
  • Direct Connect (Kết nối trực tiếp): Đây là phương thức kết nối giữa trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Direct Connect cung cấp một kết nối riêng tư với độ trễ thấp. Nhờ đó giúp tăng cường bảo mật và độ tin cậy khi sử dụng Internet công cộng. 
  • VPN (Virtual Private Network): Đây là giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây, cung cấp kết nối an toàn cho các khách hàng từ xa hoặc giữa mạng tại chỗ với Cloud hoặc VPC. Với VPN, quyền truy cập vào tài nguyên sẽ được mã hóa. Từ đó giúp bảo vệ dữ liệu một cách hiệu quả. Cũng như đảm bảo tính toàn vẹn và quyền riêng tư dữ liệu.

2.2. Cân bằng tải (Load Balancer)

  • Cân bằng tải ứng dụng (Application Load Balancer - ALB): Giải pháp này hỗ trợ định tuyến lưu lượng truy cập ở lớp HTTP/HTTPS. ALB thường được sử dụng cho các vi dịch vụ (microservices) và ứng dụng web. Nó giúp tối ưu hóa việc xử lý yêu cầu từ người dùng.
  • Bộ cân bằng tải mạng (Network Load Balancer): Đây là giải pháp được thiết kế để xử lý lưu lượng truy cập TCP/UDP với thông lượng cao và độ trễ thấp. Điều này đảm bảo người dùng có trải nghiệm mượt mà khi kết nối.
  • Cân bằng tải cổ điển (Classic Load Balancer): Đây là loại cân bằng tải cơ bản, hỗ trợ cả HTTP/HTTPS và cân bằng tải TCP/UDP. Nó phù hợp cho những ứng dụng không yêu cầu tính năng nâng cao.

2.3. Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN)

Mạng CDN (Content Delivery Network) có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu cần thiết vào bộ nhớ đệm. Đồng thời phân phối nội dung như website, hình ảnh hoặc video đến người dùng từ các vị trí gần nhất. Bằng cách này, CDN giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ phân phối nội dung, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

các dịch vụ của cloud networking là gì

3. Ai sử dụng Cloud Networking?

Cloud Networking mang lại cho các doanh nghiệp điều kiện và hạ tầng cần thiết để xây dựng và phát triển. Mọi doanh nghiệp hiện nay đều tận dụng Cloud Networking vì nhiều lý do khác nhau. 

3.1. Các nhóm làm việc từ xa

Nhờ Cloud Networking, các nhóm này có thể cộng tác một cách dễ dàng và hiệu quả. Họ có thể chia sẻ quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên, ứng dụng và dữ liệu chung. Từ đó giúp hợp tác tốt hơn trong việc hoàn thành dự án và đơn giản hóa quá trình giao tiếp.

3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Cloud Networking cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe lưu trữ một lượng lớn dữ liệu về bệnh nhân và chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp khác mà vẫn đảm bảo tính bảo mật.

3.3. Doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử

Cloud Networking giúp các nhà cung cấp bán lẻ và thương mại điện tử xử lý kho hàng, vận chuyển sản phẩm và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả. Nó tạo điều kiện cho việc tự động hóa nhiều tác vụ chuyên biệt. Cũng như nâng cao hệ thống mạng để đáp ứng lưu lượng truy cập và nhu cầu tăng trưởng.

3.4. Giáo dục

Các trường học và đại học sử dụng Cloud Networking để bảo vệ tài nguyên giáo dục trực tuyến. Đồng thời hỗ trợ việc học từ xa và tăng cường giao tiếp giữa sinh viên và giáo viên.

3.5. Các startup và doanh nghiệp mới

Các startup có thể tận dụng Cloud Networking để nhanh chóng mở rộng dịch vụ. Với mô hình thanh toán theo mức sử dụng, họ có thể tiết kiệm đáng kể chi phí khi sử dụng Cloud networking.

4. Lợi ích của Cloud Networking là gì?

4.1. Khả năng mở rộng và tính linh hoạt

Cloud Networking giúp doanh nghiệp dễ dàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mà không bị giới hạn bởi phần cứng vật lý. Điều này rất hữu ích cho những doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với lưu lượng truy cập cao vào một số thời điểm nhất định trong năm. Hoặc các doanh nghiệp mới có kế hoạch mở rộng trong tương lai gần.

4.2. Tiết kiệm chi phí

Cloud Networking cho phép các chủ doanh nghiệp chi trả khi cần thiết. Thay vì phải mua mọi công nghệ liên quan đến hoạt động kinh doanh, họ có thể chọn mua những gì thực sự cần thiết và bổ sung khi nhu cầu tăng lên.

4.3. Tính cơ động

Cloud Networking cho phép doanh nghiệp và nhân viên truy cập dữ liệu và ứng dụng mọi lúc, mọi nơi, miễn là có kết nối internet.

4.4. Giảm thời gian gián đoạn

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đảm nhận việc cập nhật và bảo trì hệ thống. Vì vậy, quy trình này không còn là mối bận tâm của doanh nghiệp. Điều này giúp giảm thiểu gián đoạn trong quá trình bảo trì đám mây, đảm bảo hệ thống hoạt động mượt mà hơn.

lợi ích của cloud networking là gì

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cloud Networking là gì và các dịch vụ của Cloud Networking. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly