Các cuộc tấn công DDoS đang trở thành mối đe dọa lớn đối với website và hệ thống trực tuyến. Với khả năng tạo ra lưu lượng truy cập giả mạo đồng thời từ nhiều nguồn khác nhau, nó có thể khiến các trang web trở nên không khả dụng. Điều này gây ra nhiều bất tiện cho người dùng và thậm chí ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, CloudFly sẽ giới thiệu các cách chống tấn công DDoS cho website an toàn. Bạn có thể theo dõi để bảo vệ trang web của mình khỏi những mối đe dọa này nhé.
Tấn công DDoS, hay còn được gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán, là phương pháp sử dụng nhiều thiết bị trực tuyến được kiểm soát từ xa, gọi chung là mạng botnet, để tấn công vào máy chủ đích bằng một lượng lớn yêu cầu truy cập giả mạo. Lúc đó, máy chủ sẽ không đủ tài nguyên để xử lý các yêu cầu này, dẫn đến sập hệ thống và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Khác với các cuộc tấn công mạng khác, mục tiêu của tấn công DDoS không phải là xâm phạm vào hệ thống bảo mật. Mà nó làm cho dịch vụ hoặc trang web của bạn trở nên không khả dụng cho người dùng hợp pháp. Tuy nhiên, tấn công DDoS có thể được sử dụng như một cơ chế để tạo ra sự mất ổn định, làm suy yếu các biện pháp bảo mật và tạo điều kiện cho các cuộc tấn công độc hại khác.
>>> Xem thêm: Giải Pháp Anti DDoS Game: Bảo Vệ Trải Nghiệm Chơi Game Của Bạn
Đầu tư vào phần cứng mạng chất lượng cao có thể giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS cho website của bạn. Phần cứng mạng bao gồm một loạt các thành phần quan trọng để truyền dữ liệu mạng. Bao gồm router, cáp kết nối hệ thống, switch mạng và card mạng.
Nếu bạn đầu tư vào các thiết bị chất lượng, bạn có thể cấu hình phần cứng mạng để chống tấn công DDoS. Một trong những phương pháp phổ biến là cài đặt tường lửa mạng để chặn các yêu cầu không hợp lệ từ bên ngoài. Cách này thường phù hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân quản lý website, việc đầu tư vào phần cứng mạng đắt tiền có thể là một thách thức. Hơn nữa, nhiều người không có kinh nghiệm và kiến thức để quản lý hệ thống phần cứng mạng của riêng họ. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng dịch vụ lưu trữ của một nhà cung cấp uy tín và được quản lý chặt chẽ. Nhờ đó bạn sẽ không cần phải chi trả cho các chi phí liên quan đến việc mua và duy trì cơ sở hạ tầng mạng đắt tiền để hỗ trợ cho website của mình.
Cách tốt nhất để chống tấn công DDoS cho website là loại bỏ hoàn toàn các lỗ hổng trên trang web. Một trang web được hỗ trợ bởi một mạng lưới mạnh mẽ và có dịch cụ lưu trữ đáng tin cậy sẽ ít có khả năng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS.
Nếu bạn sử dụng nền tảng WordPress, việc cập nhật phiên bản mới đều đặn là giải pháp đơn giản nhất để bảo vệ trang web. Nó sẽ đảm bảo phần mềm của bạn luôn được bảo mật với các biện pháp mới nhất để chống lại các cuộc tấn công DDoS. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cài đặt các plugin bảo mật cho WordPress. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều plugin mà nên lựa chọn một cách cẩn thận. Bạn hãy sử dụng một số plugin có chất lượng cao, được đánh giá tích cực bởi cộng đồng người dùng như Sucuri, iTheme Security PRO. Chúng sẽ cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công DDoS và các loại tấn công khác.
Sử dụng WAF (tường lửa ứng dụng web) là một cách chống tấn công DDoS cho website hiệu quả, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn. WAF có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công bằng cách theo dõi lưu lượng truy cập và chặn các yêu cầu bất thường hoặc độc hại.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng CDN (mạng phân phối nội dung) để cân bằng tải trên trang web. Nó sẽ phân bổ lưu lượng truy cập đến các máy chủ khác nhau trên khắp thế giới. Điều này sẽ khiến cho các hacker khó khăn hơn trong việc triển khai các cuộc tấn công DDoS.
Nguyên nhân chính khiến website gặp sự cố hoặc sập là do không đủ khả năng xử lý các lưu lượng truy cập trong các cuộc tấn công DDoS. Vì vậy, việc mua thêm băng thông và tăng dung lượng server là một giải pháp hữu ích để giảm thiểu tác động của tấn công DDoS.
Ví dụ, một trang web có khả năng xử lý đồng thời 1 triệu người dùng, và một cuộc tấn công DDoS chỉ tạo ra 500.000 truy cập giả mạo. Trong tình huống đó, trang web vẫn có thể tiếp tục hoạt động một cách bình thường mà không gặp phải sự cố lớn.
Ngoài ra, việc mua nhiều băng thông và tăng dung lượng cũng có thể giúp mở rộng kinh doanh của website. Bằng cách này, trang web có thể phục vụ đồng thời nhiều khách hàng và người dùng hơn. Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự pahst triển và mở rộng quy mô hoạt động.
Để gây khó khăn cho các hacker tấn công DDoS, bạn có thể phân bổ các server trên nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau. Việc phân tán các server về mặt địa lý sẽ giúp giảm thiểu tác động của cuộc tấn công DDoS đối với các máy chủ. Điều này có nghĩa là nếu một trung tâm dữ liệu gặp phải tấn công, các server tại các trung tâm khác vẫn có thể hoạt động bình thường.
Khi đó, bạn cần phải có hệ thống cân bằng tải (load balancing) hiệu quả để phân phối lưu lượng truy cập đều đặn giữa các server. Hơn nữa, việc đặt các trung tâm dữ liệu ở nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau cũng sẽ tăng tính đa dạng và khả năng chống chịu của hệ thống trước các cuộc tấn công. Để chiến lược này phát huy được hiệu quả, bạn cần đảm bảo các trung tâm dữ liệu được kết nối với các mạng riêng biệt và không có sự nghẽn mạng (network congestion) giữa chúng.
Một cách khác chống tấn công DDoS cho website mà bạn có thể sử dụng là phân bổ các máy chủ DNS (Domain Name System) ở các trung tâm dữ liệu khác nhau.
Hơn nữa, một giải pháp tốt hơn là chuyển sang nhà cung cấp DNS dựa trên đám mây (cloud). Bạn có thể có băng thông cao hơn và có sẵn ở nhiều địa điểm tại nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau. Điều này giúp tăng cường tính linh hoạt và khả năng chống lại các cuộc tấn công DDoS. Vì nó phân phối tải và tăng cường khả năng chịu tải của hệ thống DNS.
Phương pháp cuối cùng và cũng hiệu quả nhất trong số các cách chống tấn công DDoS cho website là sử dụng Firewall. Dịch vụ này là một tường lửa được thiết kế với nhiều lớp đứng giữa người dùng và máy chủ. Nó có nhiệm vụ phân tích và vô hiệu hóa các kết nối tấn công. Khi sử dụng firewall, trang web của bạn sẽ được bảo mật toàn diện, nâng cao tính ổn định và giúp hệ thống đứng vững trước các cuộc tấn công DDoS.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chống tấn công DDoS cho website an toàn. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: