Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra RAM Trên Linux Chi Tiết

Việc theo dõi và kiểm tra dung lượng RAM là điều cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, tránh tình trạng giật lag, treo máy. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra RAM trên Linux. Qua đó, bạn sẽ biết được các công cụ và lệnh để nắm bắt và quản lý bộ nhớ của máy tính Linux một cách hiệu quả nhất. 

hướng dẫn cách kiểm tra ram trên linux chi tiết

1. RAM là gì?

RAM (Random Access Memory) là một thành phần quan trọng trong hệ thống máy tính, hoạt động song song với vi xử lý. Đây là bộ nhớ tạm thời lưu trữ thông tin hiện tại để CPU có thể truy xuất và xử lý dữ liệu nhanh chóng. RAM được phân chia thành các đơn vị gọi là byte. Dung lượng RAM thường được đo bằng kilobyte (KB), megabyte (MB), gigabyte (GB), và terabyte (TB) trong các hệ thống máy tính hiện đại.

Một đặc điểm quan trọng của RAM là không thể giữ lại dữ liệu khi không có nguồn điện. Nếu máy tính mất nguồn hoặc tắt, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất. Khi một ứng dụng trên máy chủ bắt đầu chạy, dữ liệu từ ổ đĩa cứng sẽ được chuyển vào RAM. Điều này giúp tăng tốc quá trình xử lý, vì CPU có thể nhanh chóng truy xuất và lấy dữ liệu từ RAM thay vì từ ổ cứng, đáp ứng nhanh chóng các thao tác của người dùng.

>>> Xem thêm: Các Thông Số Quan Trọng Mà Bạn Cần Biết Trên RAM

2. Tầm quan trọng của RAM

2.1. Vai trò chính của RAM

  • RAM cung cấp không gian lưu trữ tạm thời cho dữ liệu và chương trình đang chạy khi máy tính hoạt động.
  • Dữ liệu được lưu trữ tại RAM vì tốc độ truy cập nhanh, giúp CPU đọc và ghi thông tin hiệu quả.

2.2. Loại RAM

RAM có nhiều loại, bao gồm RAM động (DRAM) và RAM tĩnh (SRAM):

  • DRAM thường được sử dụng trong các máy tính cá nhân vì chi phí thấp.
  • SRAM thì nhanh hơn nhưng đắt đỏ, thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao như bộ nhớ cache.

2.3. Quản lý bộ nhớ

Hệ điều hành quản lý việc sử dụng RAM bằng cách phân chia không gian bộ nhớ giữa các ứng dụng và hệ thống. Điều này đảm bảo mọi ứng dụng có đủ không gian để hoạt động mà không ảnh hưởng đến nhau.

2.4. Swap Space

Khi RAM đầy, hệ điều hành có thể chuyển dữ liệu không cần thiết từ RAM sang ổ đĩa cứng (swap space). Điều này giúp giải phóng không gian RAM cho các tác vụ quan trọng hơn.

2.5. Hiệu suất và dung lượng

Hiệu suất của máy tính phụ thuộc vào dung lượng và tốc độ của RAM. Khi có nhiều RAM, ứng dụng và hệ điều hành sẽ chạy nhanh hơn và xử lý các tác vụ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, dung lượng RAM còn quyết định khả năng hệ thống xử lý lượng lớn dữ liệu và chạy nhiều chương trình cùng lúc.

2.6. Bộ nhớ Cache

Một phần của RAM có thể được sử dụng làm bộ nhớ cache. Bộ nhớ cache lưu trữ dữ liệu thường xuyên truy cập gần CPU, giảm thời gian truy cập và tăng tốc độ xử lý.

3. Cách kiểm tra RAM trên Linux

3.1. Kiểm tra RAM trên Linux

Lệnh free -h được sử dụng để hiển thị thông tin về bộ nhớ (RAM) và swap space trên hệ thống Linux.

kiểm tra ram trên linux

Trong đó:

Mem (Bộ nhớ vật lý):

- total: Tổng dung lượng bộ nhớ trong server (3.8 GB).

- used: Tổng dung lượng bộ nhớ đã sử dụng cho các ứng dụng và kernel trong server (2.1 GB).

- free: Dung lượng bộ nhớ còn trống (chưa sử dụng) (128 MB).

- shared: Dung lượng bộ nhớ được sử dụng chủ yếu cho việc chia sẻ (299 MB).

- buff/cache: Tổng dung lượng bộ nhớ được sử dụng cho cả buffers và cache (1.6 GB).

  • buffers: Là vùng lưu trữ tạm thời trước khi chuyển vào thiết bị đầu vào hoặc đầu ra. Bộ nhớ buffers thường được sử dụng trong tiến trình input/output như in ấn, ghi đĩa CD,…
  • cache: Là kích thước vùng nhớ Linux page cache. Linux thực thi tất cả thao tác I/O thông qua Linux page cache, qua đó tăng tốc độ đọc ghi.

- available: Dung lượng bộ nhớ sẵn có để khởi chạy ứng dụng hoặc tiến trình mới mà không cần hoán đổi (bao gồm hầu hết bộ nhớ free) (1.2 GB).

Swap (Swap space):

- total: Tổng dung lượng ổ đĩa được sử dụng cho phần swap (2.9 GB). Bạn có thể kiểm tra thông số này thông qua lệnh swapon -s.

- used: Dung lượng swap đã được sử dụng (674 MB). Lệnh swapon -s cũng hiển thị kết quả tương đương.

- free: Dung lượng swap hiện không được sử dụng (2.3 GB). Nó bằng total – used.

3.2. Kiểm tra RAM vật lý

File /proc/meminfo trong hệ thống Linux cung cấp thông tin chi tiết về việc sử dụng bộ nhớ. Lệnh free cũng dựa trên file này để hiển thị thông tin về bộ nhớ. Để kiểm tra nội dung của /proc/meminfo trực tiếp, bạn có thể sử dụng lệnh cat hoặc more để xem nhiều thông tin chi tiết hơn.

egrep 'Mem|Cache' /proc/meminfo

cat /proc/meminfo

more /proc/meminfo

kiểm tả ram vật lý

Trong đó

  • MemTotal: Là tổng dung lượng bộ nhớ RAM (4023464 kB, tương đương khoảng 3.83 GB).
  • MemFree: Là lượng bộ nhớ RAM trống (141688 kB, tương đương khoảng 138.29 MB).
  • MemAvailable: Là lượng bộ nhớ RAM hiện tại có thể sử dụng cho các tiến trình mới mà không cần thải bỏ bộ đệm hoặc cache (1265480 kB, tương đương khoảng 1235.59 MB).
  • Cached: Là lượng bộ nhớ được sử dụng cho các mục dữ liệu mà hệ thống đã đọc từ đĩa và giữ lại trong bộ nhớ để tăng tốc quá trình truy cập sau (1314376 kB, tương đương khoảng 1282.61 MB).
  • SwapCached: Là lượng dữ liệu từ swap space (đã được sử dụng) mà hệ thống giữ lại trong bộ nhớ (26800 kB, tương đương khoảng 26.17 MB).

4. Tìm hiểu về Swap

4.1. Định nghĩa

Swap là một phân vùng trên ổ đĩa hoặc một tệp trên hệ thống tập tin dùng để lưu trữ dữ liệu từ RAM khi RAM đã bị sử dụng hết. Điều này giúp mở rộng dung lượng ảo của bộ nhớ, cho phép hệ thống tiếp tục hoạt động ngay cả khi có nhiều ứng dụng và dịch vụ đang chạy.

Khi RAM bắt đầu đầy, hệ thống sẽ chuyển một số dữ liệu từ RAM sang phân vùng swap để tạo ra không gian mới cho các ứng dụng khác. Quá trình này giúp tránh tình trạng "Out of Memory" (hết bộ nhớ) và giữ cho hệ thống vận hành mượt mà hơn.

4.2. Các hình thức của Swap

Có hai hình thức của Swap:

  • Swap Partition (Phân vùng Swap): Swap partition là một phần của ổ đĩa được cấu hình để hoạt động như một phân vùng swap riêng biệt. Hệ điều hành sử dụng phân vùng này khi cần thêm không gian bộ nhớ.
  • Swap File (Tệp Swap): Swap file là một tệp đặc biệt trên hệ thống tập tin được sử dụng như vùng trao đổi. Thay vì sử dụng một phân vùng riêng biệt, hệ thống sẽ dùng một tệp cụ thể để lưu trữ dữ liệu swap.

Việc sử dụng swap không phải lúc nào cũng tốt. Bởi vì việc chuyển dữ liệu giữa RAM và swap có thể làm giảm hiệu suất, đặc biệt là trên ổ đĩa cơ học thay vì ổ SSD. Do đó, bạn hãy cân nhắc và tinh chỉnh cấu hình swap một cách phù hợp để quản lý hệ thống hiệu quả. Nếu lượng swap được sử dụng thường xuyên và gần giới hạn tối đa, bạn có thể xem xét cấu hình và tăng kích thước swap space nếu cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo hệ thống có đủ không gian xử lý các tác vụ.

tìm hiểu về swap

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách kiểm tra RAM trên Linux chi tiết. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký SSL hoặc máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ