Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Hướng Dẫn Chuyển Website Mã Nguồn WordPress Từ Hosting Sang VPS

Việc chuyển đổi từ dịch vụ hosting sang máy chủ ảo VPS hiện đã trở thành một lựa chọn phổ biến để nâng cao hiệu suất cho các trang web Wordpress. Nó không chỉ cải thiện tính ổn định, bảo mật cao, mà còn tạo cơ hội để bạn quản lý và tối ưu hóa tài nguyên tốt nhất. Để tìm hiểu cách chuyển website mã nguồn WordPress từ Hosting sang VPS, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly.

hướng dẫn chuyển website mã nguồn wordpress từ hosting sang vps

1. Một số công cụ cần chuẩn bị

Để chuyển trang web mã nguồn WordPress từ dịch vụ lưu trữ hosting sang máy chủ ảo VPS diễn ra hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị những công cụ sau:

  • Một máy chủ ảo VPS mới có đủ dung lượng để chứa dữ liệu từ máy chủ lưu trữ cũ sang.
  • Các công cụ quản lý VPS phổ biến hiện nay bao gồm DirectAdmin, EasyEngine, Kpanel,...
  • Tài khoản quản lý tên miền và thông tin liên quan từ nhà cung cấp tên miền.
  • Một trang web đang hoạt động.
  • Các plugin như All In One Migration và All-in-One WP Migration Unlimited Extension sẵn sàng sử dụng để thực hiện việc di chuyển dữ liệu.

2. Hướng dẫn chuyển website mã nguồn WordPress từ Hosting sang VPS

2.1. Sao lưu mã nguồn website

Quá trình sao lưu mã nguồn của các trang web chạy trên nền tảng WordPress khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng plugin Updraftplus - một tiện ích có sẵn, để thực hiện việc sao lưu mã nguồn của trang web và tải về máy tính của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào trình quản lý cPanel của dịch vụ hosting để sao lưu mã nguồn website. Đây là giao diện quản lý được tích hợp sẵn trong một số gói dịch vụ của các nhà cung cấp.

2.2. Sao lưu database trên hosting

Việc sao lưu cơ sở dữ liệu (database) là một phần rất quan trọng để đảm bảo không mất mát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi. Thực tế, công việc này cần được thực hiện thường xuyên khi quản trị trang web chứ không chỉ riêng trong trường hợp chuyển đổi này. Để thực hiện sao lưu cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng, bạn có thể sử dụng phiên bản miễn phí của plugin All In One Migration trên WordPress. Sau khi cài đặt xong, bạn chỉ cần truy cập vào plugin và thực hiện xuất dữ liệu để lưu trữ trên máy tính. 

Bước 1: Sau khi kích hoạt plugin thành công, bạn truy cập vào plugin All-in-One WP Migration và chọn tùy chọn Export để bắt đầu quá trình xuất dữ liệu.

Bước 2: Trong mục Export To → FILE, bạn cần đợi quá trình sao lưu hoàn thành (thời gian tùy thuộc vào kích thước của trang web, thường từ 5 đến 30 phút).

Bước 3: Khi quá trình hoàn tất, bạn chọn Close và màn hình sẽ hiện ra như giao diện bên dưới. Chọn Download để tải về và hoàn thành việc sao lưu dữ liệu của trang web.

sao lưu database trên hosting

2.3. Đăng nhập VPS

Khi đăng ký dịch vụ VPS, nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn thông tin đăng nhập vào tài khoản. Ở bước này, bạn có thể tiến hành truy cập vào link đăng nhập được cung cấp. Sau đó điền tên đăng nhập và mật khẩu một cách chính xác. Nếu đây là lần đăng nhập đầu tiên, bạn hãy nhớ thay đổi mật khẩu để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình.

2.4. Tạo database và gắn tên miền trên VPS mới

Ở bước này, bạn cần truy cập vào trình quản lý VPS để thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho trình quản lý DirectAdmin, đối với các trình quản lý khác, bạn có thể tham khảo để thực hiện tương tự.

Đầu tiên, bạn cần tạo một tên miền mới theo các bước sau:

Bước 1: Bạn đăng nhập vào DirectAdmin bằng tên đăng nhập và mật khẩu đã được cung cấp.

Bước 2: Trong giao diện quản lý, bạn chọn mục Domain Setup.

Bước 3: Sau đó, bạn bấm vào nút Add New ở góc phải trên cùng. 

Bước 4: Và nhập tên miền của trang web bạn muốn thêm và nhấn nút Create.

Tiếp theo, bạn cần tạo một cơ sở dữ liệu mới bằng cách:

Bước 1: Trong giao diện quản lý, bạn chọn mục MySQL Management.

Bước 2: Sau đó, bạn bấm vào nút Create New Database ở góc phải trên cùng.

Bước 3: Nhập thông tin cơ sở dữ liệu theo yêu cầu (bao gồm Name, User, Password) và nhấn chọn Create Database.

tạo database và gắn tên miền trên vps mới

Nếu khởi tạo thành công, một bảng tóm tắt thông tin cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị. Bạn hãy lưu lại những thông tin này để tiến hành các bước tiếp theo.

2.5. Nhập dữ liệu từ Hosting cũ vào VPS mới

Sau khi bạn đã hoàn thành việc tạo cơ sở dữ liệu ở bước 2.4, bạn có thể tiếp tục thực hiện quá trình nhập dữ liệu đã tải về ở bước 2.2 vào VPS bằng các bước sau:

Bước 1: Trong phần Extra Features, bạn hãy chọn phpMyAdmin.

Bước 2: Sử dụng Username và Password đã cung cấp ở bước 2.4 để đăng nhập và truy cập vào giao diện phpMyAdmin.

Bước 3: Tại giao diện phpMyAdmin, bạn chọn cơ sở dữ liệu mà bạn muốn nhập dữ liệu vào. Sau đó, chọn tab Import.

Bước 4: Bạn nhấn vào nút Choose File và chọn tệp dữ liệu bạn đã tải xuống ở bước 2.2.

Bước 5: Cuối cùng, bạn nhấn chọn nút Import để hoàn tất quá trình nhập dữ liệu.

2.6. Tải lên mã nguồn website

Bạn có thể thực hiện việc tải lên mã nguồn của trang web thông qua giao diện DirectAdmin với các bước sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào mục File Manager.

Bước 2: Tiếp theo, bạn bấm vào Domain và chọn tên miền của trang web mà bạn vừa thêm. Sau đó chọn public_html.

Bước 4: Để làm sạch thư mục, bạn có thể xóa hai tệp đã tồn tại sẵn trong thư mục này. Sau đó chọn Upload file và kéo tệp mã nguồn mà bạn đã chuẩn bị ở bước 2.1 lên.

Bước 5: Bạn bấm chọn Upload và chờ một thời gian cho quá trình tải lên hoàn tất.

Bước 6: Tiếp theo, bạn giải nén (Extract) tệp mã nguồn. Sau đó, chọn toàn bộ tệp vừa giải nén và di chuyển chúng lại vào thư mục public_html.

2.7. Kết nối mã nguồn website với database

Tại thư mục public_html, bạn thực hiện chỉnh sửa tệp wp-config.php bằng cách điều chỉnh các thông số như Database Name, Database Username và Database Password. Để chúng khớp với các thông số của cơ sở dữ liệu mà bạn vừa tạo ở các bước trước đó.

kết nối mã nguồn website với database

2.8. Trỏ tên miền website về VPS của bạn

Để trỏ tên miền về VPS, bạn có thể truy cập vào giao diện quản lý tên miền. Sau đó thực hiện việc tạo mới hoặc thay đổi A record sao cho trỏ về địa chỉ IP của VPS. Trong trường hợp bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện, bạn hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ VPS để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Điều này sẽ hạn chế được các nguy cơ về lỗi nghiêm trọng có thể gây mất mát dữ liệu.

3. Khi nào nên chuyển website mã nguồn WordPress từ Hosting sang VPS?

Bạn cần xem xét việc chuyển đổi website WordPress từ Hosting sang VPS trong những tình huống sau:

  • Chạy website có cấu trúc thư viện đặc biệt: Nếu bạn sử dụng các thư viện như SOAP (thanh toán trực tuyến), CURL (thực thi lệnh),… thì VPS thường phù hợp hơn so với hosting thông thường.
  • Toàn quyền kiểm soát hệ thống: Mỗi VPS sử dụng tài nguyên độc lập so với các VPS khác, cho phép bạn tự do cài đặt mọi thứ mà không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba nào.
  • Xử lý lượng truy cập lớn: VPS phù hợp hơn với những website có lượng truy cập lớn trong cùng một thời điểm. Với tài nguyên RAM, CPU và băng thông không bị giới hạn, máy chủ ảo này có thể đảm bảo hiệu suất ổn định hơn so với dịch vụ hosting.
  • Xây dựng website ổn định và uy tín: Mỗi VPS là một không gian độc lập với tài nguyên riêng biệt, điều này mang lại tính ổn định cao hơn. Ngay cả khi các website khác trên cùng hệ thống gặp vấn đề, trang web của bạn vẫn hoạt động bình thường.
  • Tăng cường tính an toàn và bảo mật: VPS cung cấp mức độ bảo mật cao hơn so với hosting. Với khả năng tự tùy chỉnh các biện pháp bảo mật, bạn có thể ngăn chặn các cuộc tấn công một cách hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Có nên chuyển Shared Hosting sang Cloud Server không?

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách chuyển website mã nguồn WordPress từ Hosting sang VPS. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê Cloud Server, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao của chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7 giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>>> Xem thêm: 

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ