Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Hướng Dẫn Cách Cài Đặt SSL Cho Subdomain

Bảo mật website là vấn đề quan trọng hàng đầu, đặc biệt là trong thời đại internet hiện nay. Việc sử dụng chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) đóng vai trò then chốt để bảo vệ dữ liệu người dùng và nâng cao uy tín cho website. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt SSL cho subdomain đơn giản và hiệu quả. Từ đó bạn có thể bảo vệ website toàn diện và mang đến trải nghiệm an toàn cho người dùng.

hướng dẫn cách cài đặt ssl cho subdomain

1. Tìm hiểu về SSL

SSL (Secure Sockets Layer) là một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn giúp thiết lập một kết nối mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt của người dùng. Kết nối này đảm bảo tất cả dữ liệu truyền giữa máy chủ và trình duyệt đều được bảo mật và riêng tư. SSL sử dụng chứng chỉ số để xác thực danh tính của các trang web và mã hóa dữ liệu truyền tải. Đồng thời ngăn chặn các cuộc tấn công như nghe lén, giả mạo, hoặc đánh cắp dữ liệu.

Khi cài đặt SSL cho subdomain, bạn không chỉ bảo vệ toàn bộ trang web chính mà còn đảm bảo mọi thông tin truyền qua các subdomain đều được mã hóa và an toàn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu các subdomain của bạn chứa các phần quan trọng hoặc nhạy cảm của trang web. Chẳng hạn như trang đăng nhập, giỏ hàng, hoặc trang thanh toán.

2. Tìm hiểu về subdomain

Subdomain là một phần mở rộng của tên miền chính, được sử dụng để tổ chức và phân loại nội dung trên một trang web. Ví dụ, trong tên miền "blog.example.com", "blog" là một subdomain của "example.com". Subdomain cho phép bạn tạo ra các khu vực riêng biệt trên trang web của mình, mỗi khu vực có thể phục vụ các mục đích khác nhau như blog, cửa hàng trực tuyến, hoặc các trang hỗ trợ khách hàng.

Việc cài đặt SSL cho subdomain rất quan trọng vì nó đảm bảo rằng tất cả các phần của trang web, bao gồm cả các subdomain, đều được bảo mật. Điều này không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin của người dùng mà còn tăng cường uy tín và sự tin tưởng của khách hàng đối với trang web của bạn. SSL cho subdomain cũng giúp cải thiện thứ hạng SEO, vì các công cụ tìm kiếm như Google ưu tiên các trang web sử dụng SSL.

3. Có nên cài đặt SSL cho subdomain hay không?

Mọi công ty hay doanh nghiệp muốn phát triển bền vững đều cần có domain, subdomain, hosting, website, và email cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, các yếu tố này cũng mang đến những vấn đề về bảo mật. Kẻ tấn công có thể lợi dụng các lỗ hổng để xâm nhập và đánh cắp thông tin quan trọng của công ty. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu là điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. 

SSL là một giải pháp hiệu quả để giúp bảo mật toàn bộ dữ liệu truyền tải. Khi sử dụng SSL, dữ liệu sẽ được mã hóa và chỉ có người nhận đích thực mới có thể giải mã. Điều này giúp bảo vệ thông tin quan trọng của doanh nghiệp khỏi những mối đe dọa mạng. Tóm lại, việc cài đặt SSL cho cả tên miền chính và subdomain là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an toàn và bảo mật cho mọi hoạt động trực tuyến của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Tại Sao Nên Cài Đặt SSL Cho Website?

có nên cài đặt ssl cho subdomain hay không

4. Lợi ích khi cài đặt SSL cho subdomain

Khi doanh nghiệp cài đặt SSL cho subdomain, điều này sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Bảo vệ VPN Access Servers, Citrix Access Gateway và các dịch vụ truy cập từ xa.
  • Đảm bảo bảo mật cho các dịch vụ truyền dữ liệu trong extranet, chia sẻ tệp tin và mạng nội bộ.
  • Bảo mật quản lý truy cập control panel.
  • Bảo vệ dịch vụ FTP.
  • Bảo mật các phần mềm ảo hóa như các ứng dụng điện toán đám mây hay Citrix Delivery Platform.
  • Bảo vệ các ứng dụng webmail và phần mềm như Office Communication Server, Exchange, Outlook Web Access.
  • Đảm bảo tính bảo mật cho các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ truy cập hệ thống.
  • Nâng cao hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự uy tín với khách hàng.
  • Xác minh giao dịch và đảm bảo tính toàn vẹn của website.

5. Chuẩn bị trước khi cài đặt SSL cho subdomain

5.1. Kiểm tra cấu hình DNS

Trước khi cài đặt SSL cho subdomain, subdomain phải được thiết lập đúng và hướng về đúng địa chỉ IP của server. Bạn cần kiểm tra cấu hình DNS để chắc chắn rằng subdomain được định tuyến đến server cụ thể mà bạn dự định cài đặt SSL.

5.2. Chuẩn bị chứng chỉ SSL

Tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ bảo mật của subdomain, bạn có thể lựa chọn Wildcard SSL (áp dụng cho tất cả các subdomain của một tên miền). Hoặc chứng chỉ SSL đơn lẻ cho từng subdomain cụ thể. 

Tiếp theo, bạn tiến hành mua chứng chỉ từ một nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Quá trình mua và xác thực chứng chỉ thường bao gồm xác minh quyền sở hữu của tên miền (ví dụ: qua email xác thực). Sau đó nhà cung cấp sẽ cấp chứng chỉ SSL cho bạn.

CloudFly là một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ, uy tín hàng đầu Việt Nam mà bạn có thể lựa chọn. Dịch vụ SSL giá rẻ tại đây giúp tăng độ tin tưởng của người truy cập đối với trang web cũng như doanh nghiệp của bạn. Đồng thời hỗ trợ tốt cho SEO do được Google và các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn trên kết quả tìm kiếm. Website của bạn sẽ chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng, giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp. Không chỉ vậy, CloudFly còn đảm bảo an toàn kết nối dữ liệu giữa người dùng và trang web, chống lừa đảo và tăng sự tin tưởng với khách hàng.

>>> Xem thêm: Top 5 Đơn Vị Cung Cấp Chứng Chỉ SSL Giá Rẻ, Uy Tín Tại Việt Nam

chuẩn bị chứng chỉ ssl

6. Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho subdomain

6.1. Tạo và cài đặt chứng chỉ SSL

Bước 1: Nếu sử dụng Wildcard SSL, bạn cần tạo CSR (Certificate Signing Request) và yêu cầu chứng nhận từ nhà cung cấp SSL.

Bước 2: Sau khi nhận được chứng chỉ SSL từ nhà cung cấp, bạn cài đặt chúng lên server của mình. Đảm bảo rằng tập tin chứng chỉ SSL (bao gồm private key, certificate và intermediate certificate nếu có) được lưu trữ an toàn và được trỏ đến trong cấu hình web server.

Bước 3: Tiếp theo, bạn cấu hình Nginx/Apache để sử dụng chứng chỉ SSL mới:

  • Đối với Nginx, bạn cấu hình lại file cấu hình (nginx.conf hoặc trong sites-available) để bao gồm đường dẫn đến tập tin chứng chỉ SSL đã cài đặt.
  • Đối với Apache, bạn chỉnh sửa Virtual Host để sử dụng chứng chỉ SSL mới và cấu hình lại các directives như SSLCertificateFile, SSLCertificateKeyFile, SSLCertificateChainFile nếu cần thiết.

6.2. Cấu hình Virtual Host cho subdomain

Bước 1: Bạn tạo hoặc chỉnh sửa file cấu hình Virtual Host của subdomain trong Nginx hoặc Apache để bao gồm các directives liên quan đến SSL.

Đảm bảo rằng cấu hình Virtual Host đúng định dạng và trỏ đúng đến tập tin chứng chỉ SSL đã cài đặt.

Bước 2: Nếu muốn mọi truy cập đều điều hướng qua HTTPS, bạn có thể thiết lập redirect từ HTTP sang HTTPS trong cấu hình của Virtual Host. Điều này giúp đảm bảo tất cả các truy cập đến subdomain đều được mã hóa và an toàn.

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng dẫn cách cài đặt SSL cho subdomain. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký SSL tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly