Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Website Là Gì? Có Những Loại Website Nào?

Website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, trở thành công cụ thiết yếu cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Vậy website là gì? Có những loại website nào? Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới đa dạng của website nhé.

website là gì

1. Website là gì?

Website là một không gian trực tuyến, tập hợp các trang thông tin chứa đa dạng nội dung như văn bản, hình ảnh, video, và dữ liệu. Nó được lưu trữ trên một domain và có thể truy cập từ xa thông qua internet. Hiểu theo nghĩa đơn giản, website là một nơi mà người dùng có thể chia sẻ thông tin cá nhân, kinh doanh, hoặc bất kỳ nội dung nào trên mạng internet. Còn về mặt kỹ thuật, website là một tập hợp các trang web được liên kết với nhau trên internet. Nó chứa thông tin hoặc cung cấp dịch vụ từ các tổ chức hoặc doanh nghiệp. 

2. Website hoạt động như thế nào?

Một website bao gồm nhiều webpage (trang con), mỗi trang này là một tập hợp các tài liệu HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ web. Người dùng có thể truy cập vào web thông qua các trình duyệt như Google Chrome, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,... Ngoài ra, website chỉ là một trong số nhiều phương tiện để chia sẻ thông tin trên internet. Người dùng cũng có thể sử dụng email hoặc giao thức FTP.

Để website hoạt động trên môi trường internet, cần có những yếu tố sau:

  • Source Code Website (mã nguồn website): Đây là một hệ thống tập tin được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình và được kết nối thành giao diện người dùng trên website.
  • Web hosting (Lưu trữ web): Đây là máy chủ được sử dụng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên website.
  • Domain (Tên miền): Đây là địa chỉ trang web trên internet để người dùng truy cập vào website dễ dàng.
  • Cuối cùng, bạn cần có kết nối internet để website hoạt động trên mạng trực tuyến. 

Những điều trên là cần thiết để người dùng có thể truy cập và ghé thăm website của bạn. Nếu không, bạn chỉ có thể truy cập từ cùng một máy chủ hoặc mạng nội bộ (LAN).

3. Giao diện website gồm những thành phần nào?

3.1. Header

Header được đặt ở đầu trang và hiển thị trên các trang phụ của website. Phần header của website thường bao gồm: Thanh điều hướng, logo, số điện thoại, ngôn ngữ, đăng ký/đăng nhập, và các thành phần khác.

Đối với những trang web tập trung vào chuyển đổi và thu thập thông tin như việc điền form hoặc đăng ký mua hàng, thường sẽ không có phần header. Điều này giúp tránh làm mất sự tập trung của người truy cập, giúp họ tập trung vào mục tiêu chuyển đổi.

3.2. Slider/Carousel

Trong giao diện website, Slider là một công cụ hiển thị thông tin trên các thanh trượt. Trước đây, ở những trang web cũ, Slider thường được gọi là banner nếu chỉ chứa ảnh tĩnh. Nó được đặt dưới header và được chú trọng đầu tư vào việc thiết kế hình ảnh. Nhằm mục đích giới thiệu các điểm nổi bật của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là slogan.

Các hình ảnh trên Slider được thiết lập để trượt ngang hoặc theo một hướng cụ thể, thường đi kèm với các hiệu ứng như carousel. Ngoài ra, Slider còn có các nút điều hướng cho phép người dùng xem ảnh tiếp theo hoặc quay lại ảnh trước đó. Thông thường, trên Slider có các nút kêu gọi hành động như: Đặt hàng, tư vấn ngay, liên hệ,...

slider carousel của website

3.3. Content Area

Content Area là nơi cung cấp thông tin cho độc giả và là một phần quan trọng của mọi trang web. Nội dung ở đây có thể bao gồm nhiều loại: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, và nhiều hình thức khác.

Bên cạnh đó, đây cũng là nơi mà Google đánh giá trang web của bạn có cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc hay không. Với những dự án SEO, khu vực này được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất và thường được chú trọng đầu tư nhiều nhất.

3.4. Sidebar

Khi bạn truy cập vào một trang web, sidebar sẽ hiển thị ở bên cạnh các thành phần chính của website. Vị trí của sidebar phụ thuộc vào mục đích cụ thể của trang web. Thông thường, nó được đặt ở các vị trí như: bên trái, bên phải, trên header hoặc footer của trang.

Sidebar được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng thao tác mà không cần phải thay đổi mã code của toàn bộ trang web.

3.5. Footer

Footer là phần cuối cùng của một website. Nó thường chứa những thông tin cơ bản như:

  • Các liên kết quan trọng.
  • Liên kết đến các trang mạng xã hội.
  • Thông tin về bản quyền.

Ngoài ra, tùy thuộc vào trang web cụ thể, Footer cũng có thể bao gồm các thông tin như số hotline, địa chỉ email, chính sách dịch vụ, và nhiều thông tin khác.

4. Có những loại website nào?

Tùy thuộc vào các tiêu chí mà bạn có thể phân loại website khác nhau. Dưới đây là 3 cách được sử dụng phổ biến nhất

4.1. Dựa theo cấu trúc

Dựa theo cấu trúc, website sẽ được phân theo 2 loại chính, tùy vào khả năng tương tác với người dùng là website tĩnh và website động.

  • Website tĩnh: Thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript. Những thông tin, nội dung trên đó là cố định và ít được chỉnh sửa. Chúng chủ yếu chứa thông tin mà không có các phần tương tác.
  • Website động: Thường sử dụng HTML, CSS và JavaScript kết hợp với các ngôn ngữ lập trình phức tạp như PHP hay ASP.NET, cùng với một cơ sở dữ liệu như SQL Server hay MySQL. Các website động có khả năng tương tác với người dùng và thường được sử dụng phổ biến hơn.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các nền tảng CMS mạnh mẽ hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng xây dựng một website cho riêng mình mà không cần phải viết code.

phân loại website dựa theo cấu trúc

4.2. Dựa theo mục đích chính của website

Khi xây dựng website, mỗi người đều có mục đích riêng và thiết kế để phản ánh ý tưởng của mình về giao diện và tính năng phù hợp cho website. Dựa theo mục đích chính của website, sẽ có 3 loại sau:

  • Website cá nhân: Thường được sử dụng để tạo CV chuyên nghiệp, chia sẻ thông tin cá nhân, thành tựu của bản thân, hoặc để xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Website công ty: Thường được sử dụng để giới thiệu về công ty, cung cấp thông tin về lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, cũng như thông tin liên hệ.
  • Website bán hàng: Thường được sử dụng để giới thiệu và bán các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

4.3. Dựa theo lĩnh vực cụ thể

Dựa theo lĩnh vực cụ thể, website có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi trang web trên internet tồn tại với một mục đích cụ thể. 

  • Blog: Cung cấp thông tin và kiến thức cho người đọc.
  • Website giải trí: Cho phép người dùng xem phim, nghe nhạc và thậm chí chơi game trực tuyến. 
  • Cổng thông tin: Cung cấp tin tức mới nhất về nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn cầu.
  • Mạng xã hội: cho phép người dùng tham gia và tương tác với những người dùng khác trên khắp thế giới, chẳng hạn như Facebook và Twitter.
  • Website giáo dục: Cung cấp thông tin về các khóa học và tài liệu học tập trực tuyến.
  • Website chính phủ: Cung cấp thông tin và các chương trình liên quan đến các lĩnh vực quan trọng như y tế và giáo dục.
  • Website công cụ tìm kiếm: Cho phép người dùng tìm kiếm hầu hết mọi nội dung trên web, chẳng hạn như Google.

phân loại website dựa theo lĩnh vực cụ thể

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về website là gì và có những loại website nào. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly