Tag là một khái niệm quan trọng trong hệ thống quản lý nội dung WordPress. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và phân loại nội dung trên trang web. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tag là gì và vai trò của chúng trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cũng như tăng cường SEO cho website WordPress của bạn.
Tags là một trong các phân loại mặc định được sử dụng để tổ chức nội dung trên blog. Thông thường, chúng được tạo thành từ một hoặc hai từ để mô tả chi tiết cụ thể của mỗi bài viết. Việc sử dụng tag giúp cải thiện khả năng tìm kiếm trên trang web. Đồng thời giúp người đọc dễ dàng tìm thấy các bài viết về một chủ đề cụ thể mà không cần phải duyệt qua tất cả các nội dung có sẵn.
Tag cho phép bạn gắn nhãn các từ khóa, cụm từ mô tả chủ đề, nội dung của bài viết. Những tag này thường là từ khoá mà người đọc có thể sử dụng để tìm kiếm thông tin trên website của bạn.
Khi bạn sử dụng các tag chung cho nhiều bài viết, WordPress sẽ tự động tạo các liên kết đến các bài viết có cùng tag. Điều này giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa các bài viết liên quan.
Việc sử dụng và quản lý tag một cách hợp lý có thể cải thiện SEO của website. Các tag giúp tối ưu hóa cách mà các công cụ tìm kiếm như Google hiểu nội dung của bạn và cung cấp cho người dùng kết quả tìm kiếm phù hợp hơn.
>>> Xem thêm: Làm Sao Để SEO Website WordPress Hiệu Quả?
Trong một số themes WordPress, các tag được sử dụng để hiển thị các bài viết liên quan (related posts) dựa trên các tag chung.
Bạn có thể dễ dàng thêm, sửa đổi hoặc xóa tag từ các bài viết. WordPress cung cấp một giao diện quản lý tags trong trang quản lý bài viết.
Để tạo và quản lý các tag trên WordPress, bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Từ trang Posts > Tags trên thanh bên quản trị, bạn sẽ thấy phần Add New Tag ở phía bên trái.
Bước 2: Ở đây, bạn có thể nhập tên và slug cho tag mới.
Slug là phần mở rộng liên kết cố định cho tag và giúp xác định nó trong các lưu trữ tag bằng cách cung cấp URL cụ thể cho tag đó.
Bước 3: Bạn có thể sử dụng hộp Description để giải thích thêm về nội dung của tag, mô tả này có thể viết ngắn gọn hoặc dài tùy ý.
Bước 4: Cuối cùng, bạn nhấp vào nút Add New Tag.
Tag mới sẽ được thêm vào phía bên trái màn hình, và màn hình "Add New Tag" sẽ làm mới để bạn có thể thêm tag khác.
Bạn cũng có thể thêm tag khi đang chỉnh sửa bài viết bằng cách đơn giản là nhập vào trường Tags ở phía bên phải màn hình. Khi thêm nhiều hơn một tag, bạn hãy tách chúng bằng dấu phẩy.
Ngoài ra, bạn có thể chọn từ các tag đã tạo trước đó bằng cách nhập vài chữ cái đầu tiên của một tag. Sau đó nhấp vào tag mà bạn muốn sử dụng, và khi hoàn thành, bạn nhấn nút Add.
Các website WordPress sử dụng tag cloud widget giúp khách truy cập dễ dàng nhìn thấy những tag phổ biến nhất. Đồng thời, họ có thể tìm kiếm các bài viết có tag cụ thể chỉ bằng một cú nhấp chuột. Việc tùy chỉnh kiểu dáng tag sẽ nâng cao sự tương tác của người dùng và tăng số lượt xem trang web.
Mặc định, không có giới hạn về số lượng tag bạn có thể gán cho mỗi bài viết. Tuy nhiên, một bài viết có quá nhiều tag có thể gây phản tác dụng. Bạn chỉ nên sử dụng ít hơn 10 tag cho mỗi bài viết, trừ khi có các trường hợp đặc biệt. Phần lớn người mới bắt đầu với WordPress thường có xu hướng thêm quá nhiều tag với hy vọng cải thiện SEO. Nhưng điều này không phải là lựa chọn tốt. Nếu bạn quản lý một blog với nhiều tác giả, bạn có thể đặt một giới hạn về số lượng tag cho mỗi bài viết.
Categories và tags là hai phân loại mặc định khác nhau trên nền tảng WordPress.
Categories được sử dụng để nhóm các bài viết thành từng nhóm chủ đề chung, tương tự như các mục lục cho trang web WordPress. Ví dụ, một trang web tin tức có thể có các categories như World News, Local News, Weather và Sports.
Mỗi bài viết phải thuộc ít nhất một category. Nếu bạn không chỉ định category nào, WordPress sẽ tự động đưa bài viết vào category mặc định gọi là “Uncategorized”. Categories có thể có cấu trúc phân cấp, cho phép bạn tạo các subcategory (hay còn gọi là category con).
Trong khi đó, tag được sử dụng để mô tả các chi tiết cụ thể của bài viết, giống như những từ khóa chỉ mục cho trang web. Tags tập trung vào các chi tiết cụ thể trong nội dung bài viết, chứ không phải là các chủ đề chung. Ví dụ, nếu bạn đăng bài viết trong category “Book Reviews”, bạn có thể gán các tags như Fiction, Mystery, Stephen King và Agatha Christie.
Khác với categories, tags không có cấu trúc phân cấp và không bắt buộc phải sử dụng. Bạn có thể thêm hoặc bỏ qua tags tùy theo nhu cầu và sự phù hợp với nội dung bài viết.
Tags và keywords đều có vai trò mô tả chi tiết nội dung của bài viết, nhưng khác biệt chính nằm ở cách chúng được sử dụng và xuất hiện.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tag là gì và vai trò của tag trên website WordPress. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: