SSH (Secure Shell) là một giao thức mạng được sử dụng rộng rãi để bảo mật các kết nối từ xa. Được phát triển nhằm thay thế các phương thức đăng nhập và truyền dữ liệu không an toàn như Telnet, rlogin và FTP, SSH mang lại khả năng mã hóa mạnh mẽ và xác thực an toàn. Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ giúp bạn hiểu rõ về SSH là gì và tất tần tật mọi thông tin về SSH. Hãy cùng khám phá chi tiết để bảo vệ dữ liệu và tăng cường bảo mật cho hệ thống của mình nhé!
SSH, viết tắt của Secure Socket Shell, là một giao thức đăng nhập vào hệ thống server từ xa. Nó cho phép người dùng kiểm soát và quản trị dữ liệu của server thông qua internet. SSH đảm bảo kết nối giữa mạng lưới máy chủ và máy khách được an toàn và bảo mật. Ngoài ra, SSH còn cung cấp nhiều bộ tiện ích để triển khai giao thức này. Secure Shell có khả năng xác thực mật khẩu mạnh mẽ và mã hóa giao tiếp dữ liệu giữa hai máy tính kết nối qua một mạng mở như Internet.
SSH bao gồm giao thức mạng và bộ tiện ích cơ bản để triển khai giao thức đó. SSH sử dụng mô hình client-server để kết nối và hiển thị các phiên làm việc (sessions). Khi chạy giao thức SSH, hệ thống hỗ trợ cả giao thức ứng dụng và có thể dùng cho trình giả lập Terminal hoặc truyền file. Trên thực tế, SSH còn được dùng để phát triển tunnel bảo mật cho các giao thức ứng dụng.
SSH hoạt động qua ba giai đoạn chính:
SSH sử dụng mã hóa đối xứng và mã hóa không đối xứng để bảo mật việc truyền thông tin.
Tiếp theo, client sử dụng khóa công khai của server để tạo ra một session key. Session key này sẽ được sử dụng để mã hóa tất cả các giao tiếp giữa client và server trong suốt phiên kết nối.
Sau đó, SSH sử dụng phương pháp chứng thực máy chủ để đảm bảo rằng người dùng đang kết nối với máy chủ mà họ tin tưởng.
Khi client kết nối với server, server sẽ gửi một thông báo chứng thực cho client. Thông báo này chứa tên máy chủ và một public key. Client sử dụng public key này để xác định danh tính của server.
Trong mô hình TCP/IP, giao thức SSH hoạt động ở tầng thứ 4. Nhiệm vụ của giao thức này là duy trì kết nối an toàn giữa máy chủ và máy khách nhờ cơ chế mã hóa riêng biệt.
Bạn có thể sử dụng SSH trong mọi datacenter, vì giao thức này có mặt trong hầu hết các datacenter và luôn đi kèm với các hệ điều hành Unix, Mac, và Linux. Các kết nối SSH thường được sử dụng để xây dựng các giao thức bảo mật cho hệ thống máy tính cục bộ hoặc các host từ xa.
Bên cạnh đó, SSH cũng có thể được sử dụng để xây dựng quyền truy cập an toàn từ xa vào các tài nguyên hệ thống hoặc để cập nhật phần mềm. Ngoài việc tạo ra các đường dẫn an toàn cho máy cục bộ và host từ xa, SSH còn hỗ trợ quản lý router/phần cứng của máy chủ hoặc một số nền tảng ảo hóa.
SSH có nhiều ưu điểm đáng kể:
Telnet là một trong những giao thức ứng dụng Internet lâu đời nhất, cùng với FTP. Nó được sử dụng để khởi tạo và duy trì các phiên giả lập terminal trên một host từ xa. SSH và Telnet có những điểm tương đồng về mặt chức năng. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là SSH sử dụng mật mã public key để xác thực terminal session và mã hóa các lệnh cũng như đầu ra của phiên.
Bạn có thể so sánh chi tiết 2 giao thức này qua bảng dưới đây:
Tiêu chí so sánh |
Giao thức SSH |
Giao thức Telnet |
Vị trí Port chạy |
Port No.22 |
Port No.23 |
Độ an toàn và bảo mật |
Cung cấp bảo mật cao với mã hóa dữ liệu và xác thực mạnh mẽ. |
Không có bảo mật tương tự, dữ liệu không được mã hóa và dễ bị đánh cắp. |
Cơ chế mã hóa |
Mã hóa bằng Public Key |
Mã hóa bằng cách truyền văn bản đơn thuần |
Các hệ thống phù hợp |
Public Network |
Private Network |
Hệ điều hành tương thích |
Tất cả hệ điều hành đều tương thích |
Chỉ sử dụng trên Linux hoặc Windows |
SSH và SSL/TLS đều là các giao thức dùng để xác thực giữa các bên, giúp đảm bảo an toàn trong việc chuyển tiếp dữ liệu. Nếu so sánh tổng thể, SSH có thể được coi là một phiên bản rút gọn của SSL/TLS. Nhưng SSH lại có khả năng liên kết và chuyển dữ liệu hiệu quả và an toàn hơn. Vì thế, ngày nay có rất nhiều người dùng sử dụng SSH thay vì SSL/TLS.
Bạn có thể so sánh chi tiết 2 giao thức này qua bảng dưới đây:
Tiêu chí so sánh |
Giao thức SSH |
Giao thức SSL/TLS |
Mục đích |
Đảm bảo kết nối mạng và truyền dữ liệu an toàn giữa các thiết bị từ xa. |
Bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng, đặc biệt là tạo kết nối an toàn cho trình duyệt web và máy chủ web. |
Xác thực |
Sử dụng xác thực mật khẩu hoặc cặp khóa công khai và khóa cá nhân. |
Sử dụng chứng chỉ số và xác thực hai bên để xác minh danh tính. |
Ứng dụng |
Thường được sử dụng trong hệ thống hệ điều hành và quản lý từ xa. |
Phổ biến trong truyền thông web an toàn, đặc biệt cho kết nối HTTPS. |
Các hệ thống phù hợp |
Public Network |
Private Network |
Hệ điều hành tương thích |
Tất cả hệ điều hành đều tương thích |
Chỉ sử dụng trên Linux hoặc Windows |
>>> Xem thêm: Cách Đổi Port SSH Mặc Định Trên Server VPS Linux
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về SSH là gì và tất tần tật thông tin về SSH. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: