Để khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, các doanh nghiệp cần phải có giải pháp quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả. Sự kết hợp giữa Big Data và Cloud Computing là một lựa chọn tối ưu, giúp doanh nghiệp có thể xử lý, phân tích và ứng dụng dữ liệu một cách mạnh mẽ. Trong bài viết này, CloudFly sẽ giúp bạn khám phá cách kết hợp Big Data và Cloud Computing và những lợi ích vượt trội mà nó mang lại.
Big Data là khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra từ nhiều hoạt động trực tuyến và thiết bị điện tử. Nó bao gồm terabyte, petabyte, hoặc thậm chí nhiều hơn thế. Dữ liệu này lớn đến mức không thể xử lý qua công nghệ phần mềm và cơ sở dữ liệu truyền thống.
Trước đây, việc xử lý dữ liệu mất nhiều thời gian là do công nghệ không đủ khả năng xử lý và lưu trữ lượng lớn thông tin. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của công nghệ, Big Data giúp xử lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả trong thời gian ngắn.
Dữ liệu được thu thập từ nhiều ứng dụng và công cụ khác nhau. Sau đó lưu trữ trên các hệ thống tối ưu hóa dung lượng lớn. Khi cần xử lý, người dùng chỉ cần đưa yêu cầu và các công cụ sẽ tự động xử lý. Hiện nay, có nhiều công nghệ lưu trữ và xử lý Big Data như Apache Spark, Apache Hadoop, Apache Kafka,... Có thể thấy, Big Data không chỉ là xu hướng mà còn là phần quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng hệ thống thông tin trong thời đại số. Mỗi ngày, Big Data tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ, tương đương với hàng tỷ đĩa DVD trước đây.
Cloud Computing, hay còn gọi là Điện toán đám mây, là hệ thống máy chủ mạnh mẽ được vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Điện toán đám mây cung cấp tài nguyên máy tính theo yêu cầu thông qua Internet. Mục tiêu của dịch vụ này là lưu trữ và xử lý dữ liệu trên đám mây. Hoặc tận dụng các dịch vụ CNTT từ xa mà không cần cài đặt tài nguyên CNTT tại chỗ.
>>> Xem thêm: 5 đặc điểm của điện toán đám mây
Điện toán đám mây hoạt động dựa trên cơ chế chia sẻ tài nguyên ảo thông qua mạng internet. Các cá nhân và doanh nghiệp không cần đầu tư chi phí vào việc vận hành hay quản lý máy chủ. Thay vào đó, họ có thể truy cập vào kho tài nguyên ảo dùng chung và trả phí theo mức sử dụng thực tế. Dữ liệu sẽ được tập trung tại các trung tâm dữ liệu và tự động phân phối đến người dùng cuối.
Không chỉ vậy, tất cả dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp cũng được tự động sao lưu trên đám mây. Điều này đảm bảo tính liên tục cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người dùng chỉ cần sử dụng các thiết bị như máy tính để bàn, laptop, điện thoại có kết nối mạng để truy cập và sử dụng tài nguyên mà không cần biết vị trí cụ thể của chúng.
Big Data là khối lượng dữ liệu khổng lồ không thể xử lý bằng công nghệ truyền thống. Nó nổi lên nhờ sự phát triển của internet, IoT và điện toán đám mây, tạo ra dữ liệu từ thiết bị di động và cảm biến. Dữ liệu này cần được xử lý nhanh chóng để hỗ trợ quyết định kinh doanh trong môi trường cạnh tranh.
Big Data chịu trách nhiệm lưu trữ và xử lý dữ liệu, trong khi Cloud Computing cung cấp môi trường đáng tin cậy và mở rộng để hỗ trợ các dữ liệu lớn hoạt động. Khi dữ liệu tăng lên, doanh nghiệp khó có thể duy trì tất cả dữ liệu. Lúc này, điện toán đám mây sẽ giúp phân tích Big Data một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phát triển của Big Data còn thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ đám mây liên tục cải tiến, tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa sản phẩm, lưu trữ và xử lý. Sự kết hợp này cung cấp thông tin dự đoán và hỗ trợ quy trình kinh doanh, ra quyết định, cải thiện doanh thu và giảm chi phí đầu tư.
Cloud Computing giúp khai thác trí tuệ doanh nghiệp từ Big Data. Với khả năng mở rộng, các công cụ Big Data như Cloudera và Hadoop sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Công nghệ đám mây tăng cường xử lý song song, truy cập, bảo mật, ảo hóa tài nguyên và tích hợp với lưu trữ dữ liệu Big Data. Nó loại bỏ chi phí cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô theo nhu cầu, và tạo ra nền tảng ảo hóa cho hệ điều hành và lưu trữ, cải thiện khả năng truy cập, quản lý, và phân tích dữ liệu.
>>> Xem thêm: Ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp
Việc đầu tư và quản lý các trung tâm dữ liệu để phân tích dữ liệu lớn có thể rất tốn kém. Tuy nhiên, lưu trữ dữ liệu lớn trên đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Thay vì phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốn kém, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho không gian lưu trữ đám mây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể chuyển trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng cho một tổ chức khác để tập trung vào việc đạt các mục tiêu kinh doanh khác.
Các nền tảng đám mây có khả năng mở rộng linh hoạt để cung cấp dung lượng lưu trữ cho dữ liệu ngày càng tăng. Khi doanh nghiệp có được thông tin chi tiết từ dữ liệu, không gian lưu trữ có thể được điều chỉnh tùy ý để tăng hoặc giảm theo nhu cầu. Do tốc độ thu thập dữ liệu không thể đoán trước, việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây giúp quản lý hiệu quả mức sử dụng và lưu lượng truy cập lớn.
Việc triển khai bất kỳ giải pháp dữ liệu lớn nào đều yêu cầu một số thành phần và tích hợp. Cloud Computing cung cấp tùy chọn tự động hóa các thành phần này, giúp giảm độ phức tạp và nâng cao năng suất của nhóm phân tích dữ liệu lớn.
Kết hợp Big Data và Cloud Computing có thể giúp phát hiện các mối đe dọa và bảo vệ dữ liệu quý giá của doanh nghiệp. Hầu hết các dịch vụ đám mây đều cho phép người dùng tùy chỉnh các mức bảo mật theo nhu cầu của họ.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự kết hợp Big Data và Cloud Computing. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: