Khi bạn đã phát triển xong một trang web PHP, bước tiếp theo là đưa nó lên hosting để website của bạn có thể hoạt động trực tuyến. Để tìm hiểu chi tiết các bước đưa web PHP lên host, hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn từng công đoạn để quá trình triển khai diễn ra suôn sẻ.
Để đưa web PHP lên host, đầu tiên bạn cần lựa chọn một nhà cung cấp uy tín để đảm bảo website hoạt động mượt mà và tăng tính chuyên nghiệp đối với người truy cập. Bạn có thể xem xét một số yếu tố dưới đây khi chọn web host:
>>> Xem thêm: Top 5 Nhà Cung Cấp Hosting Việt Chất Lượng
Bạn có thể chọn một trong bốn cách dưới đây để đưa web PHP lên host.
Cách này chỉ phù hợp cho các file dưới 256MB, do trình quản lý này sử dụng trên nền web và có giới hạn upload tối đa là 256MB/file. Nếu bạn có file lớn hơn, bạn có thể sử dụng FTP hoặc SSH để giải nén nhanh hơn.
Tất cả các web host đều có tính năng FTP Client và bạn có thể dễ dàng sử dụng trình FTP như FileZilla để kết nối và quản lý hosting. Các thông tin cần thiết được đặt ở phần FTP Account, nằm dưới mục Files. Phương pháp này không bị giới hạn dung lượng, cho phép bạn nhập bất kỳ file backup lớn nào.
Trình nhập website tự động là một tính năng do nhà cung cấp dịch vụ web host hỗ trợ, nhằm mang lại sự thuận tiện tối đa cho người dùng.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, việc chuyển website PHP lên hosting sẽ trở nên thuận tiện hơn. Bạn có thể dùng plugin để thực hiện việc này. Plugin sẽ tự động làm mọi thứ, bạn chỉ cần kéo thả file nội dung của web. Tuy nhiên, cách này có giới hạn upload file ở mức 256MB, do đó nếu file lớn hơn, bạn nên sử dụng cách 2.
Có hai phương pháp bạn có thể dùng để up website PHP lên host:
Đầu tiên, bạn đi đến mục Files và mở File Manager. Rồi vào thư mục public_html. Đây là root directory của domain, nơi bạn sẽ upload file. Thư mục này có thể thay đổi tùy thuộc vào URL bạn muốn sử dụng.
Tiếp theo, bạn click chuột phải và chọn Upload files.
Bạn tìm file backup đã được nén (.ZIP) và chọn Select Files, sau đó click vào Upload.
Để giải nén file, bạn click chuột phải vào file đã upload và chọn Extract. Sau đó, bạn đặt tên cho thư mục, rồi tiếp tục nhấn Extract.
Để di chuyển files, bạn chọn tất cả các file, click chuột phải và chọn Move.
Lúc này, toàn bộ dữ liệu đã được chuyển, bạn có thể truy cập vào website thông qua trình duyệt để kiểm tra.
Đầu tiên, bạn đăng nhập vào cPanel của tài khoản hosting. Click vào Files và chọn File Manager. Tiếp theo, bạn chọn thư mục public_html bên trong File Manager.
Sau đó, bạn nhấn nút Upload.
Bạn chọn Select File để chọn từng file hoặc kéo thả file vào vùng nhận.
Khi hoàn tất upload, bạn quay lại File Manager, click chuột phải vào file archive và nhấn chọn Extract.
Một cửa sổ sẽ xuất hiện để xác nhận vị trí cần giải nén, bạn chọn /public_html và nhấn Extract file(s).
Khi file archive đã được giải nén, tất cả nằm trong thư mục public_html. Lúc này, bạn hãy truy cập vào URL của trang web (http://yourdomain.com) để kiểm tra xem trang cài đặt WordPress có xuất hiện đúng không.
Bạn có thể up code lên host qua các phần mềm FTP như FileZilla, SmartFTP, CoreFTP, hoặc các phần mềm khác. Trong hướng dẫn này, CloudFly sẽ dùng FileZilla.
Đầu tiên, bạn truy cập vào mục FTP Access để lấy thông tin cần thiết. Sau đó, bạn mở FileZilla và điền các thông tin FTP, rồi nhấn nút Quickconnect.
Khi đã kết nối, bạn tìm và kéo thả file dữ liệu từ bên trái phần mềm (máy tính của bạn) sang bên phải (máy chủ). Lưu ý, thư mục đích là public_html, và trong FTP Client không có chức năng giải nén nên bạn phải đảm bảo file đã được giải nén trước khi đưa vào vùng nhận.
Hoặc bạn cũng có thể upload file nén qua FTP, sau đó dùng File Manager hoặc SSH để giải nén trên máy chủ.
Khi thấy trang cài đặt WordPress xuất hiện, điều này có nghĩa là bạn đã hoàn tất up code lên host. Bạn có thể truy cập URL của website qua trình duyệt để kiểm tra kết quả.
Bạn cần kiểm tra xem tất cả các file nội dung đã nằm đúng trong thư mục gốc (thư mục public_html) chưa. Nếu trong quá trình giải nén, nó tạo ra thư mục mới, bạn có thể dùng File Manager hoặc FTP để di chuyển chúng.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn truy cập vào thư mục chứa toàn bộ file. Tiếp theo, bạn chọn tất cả, rồi nhấn chuột phải và chọn nút Move.
Cuối cùng, bạn chọn thư mục đích là public_html and proceed.
Bạn chỉ cần thực hiện bước 5 khi website đã có database trước đó. Nếu không có, bạn có thể bỏ qua bước này. Các bước thực hiện như sau:
Khi tạo database, bạn cần điền và ghi lại các thông số sau: MySQL Database, MySQL User, MySQL Host, và MySQL Password.
Khi đã vào được phần quản lý database, bạn tiến hành import database MySQL. Nếu muốn upload database vào thư mục database đã có sẵn dữ liệu, cần phải xóa dữ liệu bên trong để tránh lỗi khi upload dữ liệu từ máy tính.
Nếu database đang trống, bạn chỉ cần nhấn vào tab Import và tiến hành upload dữ liệu.
Tiếp theo, bạn bấm vào nút Choose File để chọn file database cần upload (file có thể ở dạng .sql, .sql.zip, hoặc .sql.gz). Sau đó, bạn nhấn Go để tải.
Khi phpMyAdmin hiện thông báo Import has been successfully finished, 302 queries executed hoặc tương tự, nghĩa là quá trình nhập database đã thành công.
Tùy vào mã nguồn mà tên gọi và vị trí của file cấu hình sẽ khác nhau. Ví dụ, với WordPress, tên file cấu hình là wp-config.php và thường nằm trong thư mục public_html.
Sau khi hoàn tất việc đưa web PHP lên host, bạn cần kiểm tra tình trạng hoạt động của nó để đảm bảo rằng domain đã trỏ đúng vào host. Thông thường, quá trình này mất khoảng 24 tiếng để DNS được quảng bá rộng rãi.
Nếu phát hiện domain bị trỏ đi nơi khác, bạn có thể kiểm tra bằng các cách sau.
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng dẫn các bước đưa web PHP lên host chi tiết. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: