Để bảo vệ website của bạn, việc backup dữ liệu thường xuyên là điều cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được những rủi ro mất mát dữ liệu mà còn đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục trang web nhanh chóng khi xảy ra sự cố. Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ hướng dẫn bạn cách backup dữ liệu website WordPress một cách dễ dàng và hiệu quả.
Backup đơn giản là việc tạo ra một bản sao của trang web để bạn có thể khôi phục lại nếu có sự cố xảy ra. Đây là một biện pháp an toàn giúp bạn tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Backup dữ liệu website WordPress là quá trình sao lưu toàn bộ dữ liệu của website, bao gồm mã nguồn và cơ sở dữ liệu (database). Bạn sẽ xuất cơ sở dữ liệu ra thành một tệp .sql để lưu trữ. Trong trường hợp website gặp lỗi, bạn có thể sử dụng các tệp sao lưu này để khôi phục lại website, giúp trang web hoạt động ổn định trở lại.
Cách đầu tiên để backup dữ liệu website WordPress là bạn hãy chọn một công ty hosting cung cấp backup đầy đủ và hàng ngày cho trang web WordPress. Chẳng hạn như CloudFly cung cấp dịch vụ backup khi đăng ký máy chủ ảo của công ty. Hệ thống sẽ lập lịch sao lưu tự động tất cả các cài đặt và dữ liệu của máy chủ, giữ lại 2 bản hàng tuần và 2 bản hàng ngày gần nhất.
Nếu bạn muốn nâng cao độ an toàn của các bản backup do nhà cung cấp dịch vụ hosting quản lý, hãy đăng nhập thường xuyên và tải xuống bản sao file zip của riêng bạn để lưu trữ trên ổ cứng cá nhân.
Để sao lưu các file WordPress, bạn chỉ cần tải xuống toàn bộ thư mục WordPress của mình. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách đăng nhập vào server thông qua cPanel hoặc sử dụng chương trình SFTP.
B1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào web host của bạn và điều hướng đến cPanel.
B2: Bạn nhấn vào File Manager, và mở thư mục public_html.
B3: Tiếp theo, bạn tìm thư mục WordPress mình cần sao lưu, nhấp chuột phải và chọn Compress.
B4: Khi cửa sổ file nén hiện lên, bạn chọn định dạng file backup là Zip Archive trong mục Compression Type.
B5: Sau đó, bạn nhấn vào nút Compress Files. Server sẽ lưu folder WordPress nén của bạn.
B7: Khi đã nén nóng, bạn nhấp chuột phải vào file đó và chọn Download.
Thông thường, file backup sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính của bạn. Bạn cũng có thể tải lên các dịch vụ lưu trữ khác như Google Drive hoặc OneDrive để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình.
Bạn có thể sử dụng các trình quản lý file phổ biến như FileZilla hoặc Transmit vì chúng nhẹ và dễ sử dụng.
B1: Trước tiên, bạn cài đặt ứng dụng trên máy tính và lấy thông tin đăng nhập SFTP từ tài khoản hosting của bạn.
B2: Bạn đăng nhập vào trình quản lý file mà bạn chọn. Rồi nhập thông tin chi tiết cho trang web của bạn, bao gồm nickname, URL của website, tên đăng nhập và mật khẩu SFTP. Và thay đổi số port thành 2222.
B3: Khi đã đăng nhập, bạn sẽ thấy tất cả các file WordPress của mình. Bạn chọn tất cả các file, nhấp chuột phải và chọn Download Selected Items.
B1: Trong bảng điều khiển cPanel, bạn truy cập vào mục phpMyAdmin. Trang quản trị phpMyAdmin sẽ tự động mở trong một tab trình duyệt mới.
B2: Tiếp theo, bạn chọn database cần backup.
B3: Sau đó, bạn nhấn vào nút Xuất (Export) để mở công cụ xuất file database của website.
B4: Tại mục chọn phương thức trích xuất database, bạn chọn kiểu Nhanh – chỉ hiển thị các tùy chọn tối thiểu. Rồi nhấn vào nút Thực hiện.
Kết quả sau khi xuất file database là một tập tin có đuôi .sql. Bạn hãy chuyển file .sql này và file .zip trước đó vào cùng một thư mục.
Lưu ý: Nếu bạn thường xuyên tạo các bản backup cho website, hãy đặt tên cho thư mục này sao cho thể hiện được bản backup này của website nào và có sự kiện gì tại thời điểm backup. Ví dụ, đặt tên thư mục là "Backup imta.vn – trước khi cập nhật WordPress 5.6". Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết bản nào có thể đưa website trở lại đúng thời điểm mong muốn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một plugin sao lưu toàn diện với khả năng di chuyển, dàn dựng và khôi phục, cùng tích hợp lưu trữ đám mây, thì WPvivid là một lựa chọn tuyệt vời. Plugin này cung cấp các tính năng mạnh mẽ để thực hiện và lên lịch backup dữ liệu website WordPress. Đồng thời gửi bản sao lưu đến các dịch vụ lưu trữ đám mây mà bạn lựa chọn như Dropbox, Google Drive, Amazon S3, SFTP,... Bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển toàn bộ trang web của mình hoặc chọn các file cụ thể để sao lưu.
WPvivid có giá khởi điểm từ $199 (phí một lần) để truy cập vào tất cả các tính năng cao cấp của plugin. Họ cũng cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 14 ngày và một phiên bản rút gọn trên WordPress.org nếu bạn muốn dùng thử.
Jetpack Backup là giải pháp sao lưu theo thời gian thực tốt nhất cho các trang web WordPress. Plugin này hỗ trợ tạo các bản sao lưu tự động hàng ngày cũng như sao lưu theo thời gian thực toàn bộ trang web của bạn. Bạn có thể khôi phục các bản sao lưu chỉ với một cú nhấp chuột từ máy tính hoặc thiết bị di động của mình.
Nếu bạn chọn gói sao lưu theo thời gian thực, bạn sẽ có thể khôi phục trang web từ bất kỳ điểm sao lưu nào. Điều này đặc biệt hữu ích cho các trang web thương mại điện tử. Jetpack Backup có giá từ $8 mỗi tháng.
Plugin WordPress cao cấp khác để backup dữ liệu website WordPress là BackupBuddy của iThemes. Plugin này cho phép bạn tạo bản sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu và các tệp tin, cũng như dễ dàng di chuyển trang web của bạn sang máy chủ khác.
Bạn có thể sao lưu trang web WordPress của mình vào ổ cứng và một loạt các dịch vụ lưu trữ bên ngoài. Chẳng hạn như Amazon Web Services, Rackspace, email, FTP, Dropbox và BackupBuddy Stash.
Với hơn 1 triệu lượt cài đặt, Duplicator là một plugin backup phổ biến giúp bạn dễ dàng sao chép hoặc di chuyển dữ liệu sang một vị trí khác. Tính năng chính này làm cho Duplicator trở thành một giải pháp backup WordPress mạnh mẽ.
Duplicator không cho phép lên lịch backup, nó sẽ tự động kết xuất cơ sở dữ liệu của bạn vào một tệp SQL. Và lưu vào một kho lưu trữ ZIP cùng với các file WordPress của bạn. Sau đó, nó tạo một file PHP đặc biệt để bạn dễ dàng cài đặt lại bản backup. Bạn chỉ cần tải lên file ZIP và file PHP lên server của mình, và quá trình khôi phục sẽ rất đơn giản.
BackWPup là một plugin backup WordPress phổ biến, giúp bạn tạo các bản sao lưu hoàn chỉnh cho trang web của mình. Plugin này kết nối với các dịch vụ lưu trữ bên ngoài như Dropbox, Amazon S3, FTP, và RackSpace Cloud.
Bạn có thể lên lịch backup đầy đủ, đảm bảo toàn bộ trang web WordPress, các file và mọi thứ của bạn luôn an toàn. Hơn nữa, BackWPup còn cho phép bạn kiểm tra, sửa chữa và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của mình.
UpdraftPlus là một trong những plugin backup dữ liệu website WordPress được đánh giá cao nhất. Nó mang lại sự tiện lợi và dễ dàng cho việc sao lưu trang web của bạn. Plugin này có nhiều tính năng hấp dẫn như backup vào Amazon S3, Google Drive, FTP, Dropbox, email và nhiều tùy chọn lưu trữ khác. Bạn có thể khôi phục nhanh chóng, lên lịch sao lưu, sao chép trang web và thậm chí chia các trang web lớn thành nhiều kho lưu trữ. Nếu bạn cần nhiều tính năng hơn, phiên bản Pro của UpdraftPlus sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng dẫn backup dữ liệu website WordPress. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: