Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Phân Biệt Snapshot Và Backup Trong Cơ Sở Dữ Liệu

Hiện nay, Snapshot và Backup là hai khái niệm thường hay bị nhầm lẫn bởi chúng đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu. Tuy nhiên, hai công cụ này có những đặc tính và ứng dụng riêng biệt. Bài viết này của CloudFly sẽ phân biệt Snapshot và Backup trong cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng để bạn có thể triển khai chiến lược bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp hiệu quả nhất nhé.

phân biệt snapshot và backup trong cơ sở dữ liệu

1. Khái niệm của Snapshot và Backup

1.1. Snapshot là gì?

Snapshot là một "hình ảnh" tức thời về hệ thống file của máy chủ tại một thời điểm cụ thể. Nó giống như việc chụp một bức ảnh nhanh chóng của toàn bộ hệ thống file, và khi sử dụng snapshot để khôi phục máy chủ, máy chủ sẽ trở về trạng thái của nó tại thời điểm chụp snapshot. Điều đặc biệt của Snapshot là nó không chỉ chứa dữ liệu tại thời điểm đó mà còn bao gồm toàn bộ trạng thái của cơ sở dữ liệu, bao gồm cả cấu trúc dữ liệu, dữ liệu và các liên kết giữa chúng.

>>> Xem thêm: Snapshot Là Gì? Snapshot Hoạt Động Như Thế Nào?

1.2. Backup là gì?

Backup dữ liệu là quá trình sao chép và lưu trữ thông tin từ máy chủ, máy tính, server, hoặc các thiết bị lưu trữ khác. Mục tiêu chính của hoạt động này là tạo ra bản sao dự phòng nhằm ngăn chặn mất mát dữ liệu do các sự cố như mất cắp, tấn công hacker, hoặc hỏng hóc các thiết bị máy tính. Thông thường, các bản sao sẽ được lưu trữ ở vị trí khác với nội dung gốc. Do đó, backup là một công cụ hữu ích để khôi phục dữ liệu sau các sự cố đáng tiếc.

>>> Xem thêm: Backup Là Gì? Tại Sao Cần Phải Backup Dữ Liệu?

2. Phân biệt Snapshot và Backup trong cơ sở dữ liệu

Bạn có thể phân biệt Snapshot và Backup qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Snapshot

Backup

Kho dữ liệu

Được lưu trữ ở cùng vị trí nơi có dữ liệu gốc

Được lưu trữ ở một vị trí khác, cùng một máy chủ hoặc cùng một ổ đĩa

Khả năng khôi phục

Dựa vào các tập tin phụ thuộc để phục hồi

Các tệp độc lập và khép kín, không yêu cầu phụ thuộc vào nhiều tệp để khôi phục

Trường hợp sử dụng

Hữu ích cho mục đích phát triển và thử nghiệm

Bảo vệ lâu dài tài sản kỹ thuật số

Chức năng

Bản sao tạm thời của cơ sở dữ liệu

Bản sao hoàn chỉnh của cơ sở dữ liệu

Thời gian

Mất ít thời gian hơn để sao chép dữ liệu

Mất nhiều thời gian hơn để sao chép dữ liệu

Kho lưu trữ

Ít không gian lưu trữ hơn

Nhiều không gian lưu trữ hơn

Độ bảo mật

Rủi ro bảo mật cao

Rủi ro bảo mật thấp

 Bên cạnh việc phân biệt Snapshot và Backup theo bảng trên, bạn cũng có thể so sánh hai hình thức sao lưu này dựa trên một số tiêu chí khác như:

2.1. Mục đích lưu trữ

  • Snapshot: Thích hợp cho việc lưu trữ ngắn hạn và lưu trữ gần với dữ liệu gốc.
  • Backup: Thích hợp cho việc lưu trữ dữ liệu dài hạn và có khả năng lưu trữ ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả trên nhiều máy chủ và ổ đĩa khác nhau.

2.2. Khả năng bảo vệ dữ liệu

  • Snapshot: Cho phép trả về trạng thái trước khi chụp Snapshot nếu có thay đổi không mong muốn. Nhưng nó không thể bảo vệ dữ liệu khỏi các sự cố vật lý hoặc tấn công bất thường.
  • Backup: Bảo vệ dữ liệu an toàn trước các sự cố vật lý hoặc logic như hỏng ổ đĩa, lỗi phần mềm,…

2.3. Khả năng khôi phục dữ liệu

  • Snapshot: Có khả năng phục hồi ngay lập tức về trạng thái trước đó một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Backup: Yêu cầu sao chép thông tin dữ liệu từ bản sao lưu về nơi lưu trữ chính. Thời gian phục hồi có thể nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào lưu lượng dữ liệu cần phục hồi.

2.4. Hiệu suất hoạt động

  • Snapshot: Có thể ảnh hưởng đến hiệu suất đọc của hệ thống khi tạo Snapshot. Nhưng ảnh hưởng này thường ngắn hạn và sẽ khôi phục lại sau khi quá trình tạo Snapshot hoàn tất.
  • Backup: Hiệu suất đọc có thể bị ảnh hưởng trong suốt quá trình sao lưu dữ liệu đang diễn ra, nhưng sau đó nó sẽ trở lại bình thường.

3. Có thể sử dụng cả Snapshot và Backup không?

Đương nhiên là bạn có thể sử dụng đồng thời cả Snapshot và Backup cho hệ thống của mình. Đã có rất nhiều người dùng triển khai cả hai phương tiện lưu trữ cả snapshot và backup để đảm bảo an toàn và linh hoạt cho dữ liệu của họ.

Đầu tiên, bạn có thể chụp snapshot cho ổ đĩa. Nó sẽ tạo ra một hình ảnh tĩnh của hệ thống tại thời điểm chụp. Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu theo thời gian và giữ được bản sao chính xác trong ngày. Sau đó, bạn có thể sao lưu snapshot này lên một máy chủ remote. Mặc dù quá trình này có thể tốn thời gian, nhưng dữ liệu sẽ không bị thay đổi, vì snapshot là hoàn toàn "tĩnh" theo thời gian. Tóm lại, việc kết hợp cả snapshot và backup cung cấp một giải pháp an toàn và linh hoạt hơn cho việc lưu trữ dữ liệu.

4. CloudFly cung cấp Snapshot và Backup trong máy chủ ảo

Khi sử dụng máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, bạn sẽ được cung cấp công cụ Snapshot và Backup để sao lưu và bảo vệ dữ liệu của mình. Việc chụp hay sao lưu cần được thực hiện tại thời điểm trước những thao tác quan trọng khác. Điều này sẽ đảm bảo bạn luôn giữ toàn vẹn dữ liệu và có thể khôi phục bất cứ lúc nào.

Đặc biệt, CloudFly luôn hỗ trợ backup định kỳ hàng ngày, hàng tuần và giữ lại 2 bản sao lưu gần nhất của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ không cần lo lắng bị mất dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ.

>>> Xem thêm: Mua VPS Giá Rẻ - Chỉ Từ 137đ/giờ

cloudfly cung cấp snapshot và backup trong máy chủ ảo

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn phân biệt Snapshot và Backup trong cơ sở dữ liệu. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn mọi lúc mọi nơi.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:


 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly