Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục

Hướng Dẫn Chi Tiết Domain DNS Check

Domain DNS check rất cần thiết để trang web của bạn hoạt động ổn định. Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải kiểm tra DNS để đảm bảo trỏ tên miền về hosting đúng. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly để xem hướng dẫn chi tiết về domain DNS check nhé.

domain dns check

1. Tại Sao Domain DNS Check Lại Có Ích?

Bạn cần phải đảm bảo an toàn trên Internet để bảo mật thông tin của bản thân. Việc xác minh các yêu cầu DNS của máy tính với máy chủ không đáng tin cậy sẽ mang lại nhiều rủi ro. Bạn có thể bị nhiễm virus, các phần mềm độc hại hoặc bị đánh cắp thông tin. Nếu DNS record được thiết lập không lành mạnh và không xem xét tài liệu thích hợp. Nó có thể gây ra cảnh báo và lỗi DNS, ảnh hưởng đến sự kết nối giữa người dùng và máy chủ. Vậy nên bạn phải đảm bảo các thông số DNS phù hợp và tuân theo các tiêu chuẩn. Nhờ đó khách truy cập có thể vào đúng trang web và có thể giao tiếp với máy chủ của bạn qua email.

>>> Xem thêm: Domain Name là gì? Tìm hiểu về tên miền và DNS

2. Domain DNS Check Trên Windows

Bạn có thể kiểm tra domain DNS của mình trong Windows với Command Prompt. Nó có thể check cài đặt DNS và kiểm tra xem DNS của bạn có đang hoạt động hay không. Hãy xem các bước dưới đây để domain DNS check hiệu quả nhé.

Bước 1: Mở Command Prompt.

Bạn vào Start và chọn thư mục Windows System. Trong nhóm thư mục, bạn chọn Command Prompt để khởi động nó.

Bước 2: Nhập ipconfig / all 

Trên màn hình hiển thị, bạn nhập ipconfig/all và nhấn Enter

domain dns check

Tìm mục DNS Servers để kiểm tra cài đặt DNS của bạn và xác minh rằng chúng chính xác.

Nếu không thấy DNS Servers chính xác, bạn hãy kiểm tra kỹ cài đặt DNS của mình trong Network and Sharing Center.

Bước 3: Nhập nslookup 

Domain DNS check bằng cách nhập nslookup + tên miền. Ví dụ nslookup cloudfly.vn. Và nhấn Enter, màn hình sẽ hiển thị các địa chỉ IP, bạn có thể xem chúng đã chính xác chưa.

Nếu thấy thông báo “Host (website address) not found”, máy chủ DNS của bạn có thể đang gặp sự cố. Bạn hãy đổi sang máy chủ khác và tiến hành kiểm tra lại nhé.

3. Domain DNS Check Trên MacOS và Linux

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem domain DNS check trên máy hệ điều hành MacOS và Linux thông qua Network settings trong Preferences menu. Dưới đây là các bước kiểm tra DNS qua Terminal đơn giản.

Bước 1: Mở Terminal trên MacOS hay Linux.

domain dns check

Bước 2: Nhập scutil --dns | grep 'nameserver\ [[0-9] * \]' và nhấn Enter.

DNS Servers hiện tại của bạn sẽ được hiển thị trong terminal. Nếu bạn thấy các máy chủ được liệt kê không chính xác, hãy kiểm tra cài đặt mạng của bạn.

Bước 3: Nhập dig domain

Trên màn hình hiển thị, bạn tiếp tục nhập dig + tên miền (ví dụ dig cloudfly.vn) và nhấn Enter. Xem xét thông tin đã hiện trên giao diện và xác minh các địa chỉ IP đó chính xác hay không.

Nếu địa chỉ IP được hiển thị không chính xác hoặc bị lỗi, bạn có thể chuyển sang máy chủ DNS khác.

4. Kiểm Tra Cập Nhật DNS Của Tên Miền

Khi bạn đã trở tên miền về hosting nhưng không truy cập được vào trang web. Có thể xuất hiện thông báo lỗi “DNS Server not responding”. Khi đó, bạn cần xem xét domain DNS check cập nhật tên miền theo cách sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập cmd.

domain dns check

Tại giao diện trên, bạn gõ theo công thức ping + tên miền. Giao diện sẽ hiện ra địa chỉ IP mà domain đang trỏ tới. Bạn có thể kiểm tra xem tên miền đã trỏ về đúng địa chỉ IP chưa.

Bước 2: Sử dụng lệnh nslookup để kiểm tra các bản ghi (record).

Bạn nhập lệnh nslookup -type=all + tên domain. Ví dụ nslookup -type=all cloudfly.vn. Kết quả sẽ hiển thị tất cả bản ghi của tên miền. Khi đó, bạn có thể thấy bản ghi AAAA cho biết địa chỉ IP mà tên miền đang trỏ tới. 

Một số loại bản ghi DNS:

  • NS: cho biết địa chỉ IP hoặc CNAME của name server
  • MX: cho biết thông tin MX (Mail Exchange) của 1 domain cần tìm hiểu.
  • A: cho biết thông tin IP host A/hostname của 1 domain cần tìm hiểu.
  • AAAA: cho biết địa chỉ IPv6 của domain.
  • CNAME: cho biết tên bí danh của server.
  • PTR: bản ghi PTR thực hiện việc ánh xạ một địa chỉ IP đến một tên miền.

Nếu bạn nhận được thông báo “request timed out”, là do firewall ngăn chặn việc gửi truy vấn DNS ra ngoài.

5. Nên Mua Domain Ở Đâu?

Để tránh tình trạng DNS bị lỗi, bạn có thể tìm các nhà cung cấp uy tín. Họ sẽ đảm bảo DNS và domain của bạn hoạt động ổn định. Nếu bạn muốn mua tên miền cho cá nhân hay doanh nghiệp của mình, CloudFly là đơn vị uy tín mà bạn không nên bỏ qua. Công ty sẽ cung cấp tên miền và DNS chất lượng với giá rẻ nhất thị trường. Bạn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ nơi đây để đảm bảo hệ thống website hoạt động mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Ngoài ra, CloudFly luôn hỗ trợ 24/7 mỗi khi bạn gặp sự cố bất ngờ nào. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Bài viết trên đã hướng dẫn một số cách giúp bạn domain DNS check một cách dễ dàng. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn mua domain tại CloudFly, hãy liên hệ ngay qua hotline 0904.558.448 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: 


 

Chia sẻ