Cloud infrastructure, hay còn gọi là hạ tầng đám mây, là nền tảng công nghệ cho phép cung cấp tài nguyên máy chủ, lưu trữ và mạng thông qua internet. Thay vì phải xây dựng và quản lý hệ thống máy chủ vật lý, doanh nghiệp có thể truy cập các tài nguyên này một cách linh hoạt và hiệu quả hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Trong bài viết này, CloudFly sẽ tìm hiểu chi tiết về Cloud infrastructure là gì và khám phá các loại mô hình phổ biến. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Cloud infrastructure, hay còn gọi là Hạ tầng đám mây, là một hình thức cung cấp các tài nguyên. Chẳng hạn như máy chủ, lưu trữ, mạng và nhiều dịch vụ khác qua Internet. Thay vì phải xây dựng và bảo trì hệ thống máy chủ và phần cứng tại một địa điểm cố định. Người dùng có thể dễ dàng truy cập các tài nguyên này từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Với mô hình này, bạn có thể sử dụng tài nguyên tính toán theo nhu cầu mà không cần phải đầu tư lớn vào phần cứng và phần mềm ngay từ đầu.
Cloud infrastructure hoạt động dựa trên mô hình "as a service" (dưới dạng dịch vụ). Nó cho phép người dùng thuê và sử dụng các tài nguyên công nghệ thông tin (IT) mà không cần phải mua, cài đặt và duy trì phần cứng hay phần mềm tại chỗ. Dưới đây là các bước chính trong quy trình hoạt động của hạ tầng đám mây:
Hạ tầng đám mây cung cấp nhiều loại tài nguyên như máy chủ ảo, lưu trữ, mạng, cơ sở dữ liệu, và các dịch vụ khác. Người dùng có thể dễ dàng chọn và sử dụng các tài nguyên phù hợp cho ứng dụng hoặc dự án của mình.
Để bắt đầu, người dùng cần tạo một tài khoản với nhà cung cấp dịch vụ đám mây và đăng nhập để truy cập vào các tài nguyên và dịch vụ.
Các dịch vụ đám mây thường cung cấp giao diện quản lý trực tuyến hoặc API. Nhờ đó giúp người dùng dễ dàng quản lý và theo dõi tài nguyên của mình. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng các công cụ tự động hóa để triển khai và quản lý ứng dụng một cách linh hoạt.
Mô hình thanh toán của Cloud infrastructure thường dựa trên mức độ sử dụng thực tế của người dùng. Thay vì phải trả một khoản tiền lớn ngay từ đầu, người dùng chỉ cần thanh toán cho lượng tài nguyên mà họ thực sự sử dụng.
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp nhiều loại mô hình dịch vụ, bao gồm công cộng, riêng, và đám mây riêng tư. Người dùng có thể chọn mô hình phù hợp với nhu cầu và yêu cầu bảo mật của mình.
Các nhà cung cấp đám mây hỗ trợ nhiều công cụ và tính năng bảo mật để bảo vệ dữ liệu của người dùng. Họ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định bảo mật để đảm bảo rằng mọi thông tin đều được bảo vệ an toàn và tuân thủ pháp luật.
Hiện nay có ba mô hình cơ bản của Cloud Infrastructure được sử dụng rộng rãi:
Public Cloud là mô hình cung cấp tài nguyên đám mây qua internet cho công chúng, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Một số nhà cung cấp Public Cloud lớn như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hay Google Cloud thường quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng vật lý. Bao gồm máy chủ, lưu trữ, mạng và phần mềm.
Với Public Cloud, người dùng có thể truy cập vào máy ảo, lưu trữ, cơ sở dữ liệu và nhiều dịch vụ khác thông qua internet. Đồng thời có thể thanh toán dựa trên mức sử dụng thực tế. Mô hình này có ưu điểm là khả năng mở rộng linh hoạt, chi phí thấp, không cần đầu tư ban đầu lớn, và cung cấp đa dạng các dịch vụ. Tuy nhiên, nó cũng có thể gặp thách thức về an ninh và cần phải tuân thủ quy định khi lưu trữ dữ liệu nhạy cảm.
Private Cloud là môi trường đám mây được thiết kế dành riêng cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhất đinh. Cơ sở hạ tầng vật lý có thể được triển khai ngay tại trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp hoặc được thuê từ một nhà cung cấp dịch vụ đám mây riêng. Toàn bộ tài nguyên như máy chủ, lưu trữ và mạng chỉ phục vụ cho một tổ chức, không chia sẻ với bất kỳ ai khác.
Ưu điểm của Private Cloud là người dùng có toàn quyền kiểm soát về an ninh. Cũng như quyền riêng tư và dễ dàng tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi chi phí cao hơn để xây dựng và vận hành.
>>> Xem thêm: Phân Biệt Public Cloud Và Private Cloud
Hybrid Cloud là mô hình kết hợp giữa Public Cloud (đám mây công cộng) và Private Cloud (đám mây riêng). Nó cho phép doanh nghiệp sử dụng cả hai loại môi trường đám mây. Trong mô hình này, một số tài nguyên và ứng dụng có thể được lưu trữ trên Private Cloud để đảm bảo an ninh. Trong khi các tài nguyên khác được triển khai trên Public Cloud nhằm tận dụng sự linh hoạt và mở rộng nhanh chóng. Hai môi trường này được kết nối với nhau thông qua mạng an toàn như VPN hoặc WAN riêng.
Có thể nói, Hybrid Cloud tận dụng được lợi thế của cả hai mô hình. Điều này giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh tài nguyên linh hoạt theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi khả năng quản lý tốt, đảm bảo tính tương thích và an ninh giữa các môi trường.
>>> Xem thêm: So Sánh Public Cloud, Private Cloud Và Hybrid Cloud
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cloud infrastructure là gì và các loại mô hình Cloud infrastructure phổ biến. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: