Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Hybrid Cloud Là Gì? Ứng Dụng Thực Tế Của Hybrid Cloud

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Hybrid Cloud đã trở thành một xu hướng quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn kết hợp linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong quản lý dữ liệu. Nhưng bạn có hiểu rõ Hybrid Cloud là gì, và làm thế nào nó thực sự áp dụng trong thực tế kinh doanh không? Hãy cùng khám phá sâu hơn về khái niệm này và những ứng dụng thực tế của Hybrid Cloud trong bài viết dưới đây của CloudFly nhé.

hybrid cloud là gì

1. Hybrid Cloud là gì?

Hybrid Cloud là sự kết hợp giữa nền tảng Private CloudPublic Cloud, nhằm tận dụng ưu điểm của cả hai mô hình. Nó mang lại sự linh hoạt và nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp của bạn trong việc triển khai dữ liệu. Hybrid Cloud cũng cho phép chuyển đổi linh hoạt khối công việc giữa Public Cloud và Private Cloud tùy thuộc vào sự thay đổi về chi phí và tính toán. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo an toàn thông tin theo yêu cầu cụ thể của từng loại công việc.

>>> Xem thêm: So Sánh Public Cloud, Private Cloud Và Hybrid Cloud

2. Kiến trúc của mô hình Hybrid Cloud là gì?

Kiến trúc của mô hình Hybrid Cloud có thể phân loại thành hai dạng chính: truyền thống và hiện đại. 

  • Đối với Hybrid Cloud truyền thống: Các trung tâm dữ liệu tại chỗ được chuyển đổi để tạo ra cơ sở hạ tầng của Private Cloud. Sau đó, cơ sở hạ tầng này liên kết với Public Cloud, thường là các dịch vụ của những nhà cung cấp nổi tiếng như Google Cloud Services, AWS, hoặc Microsoft Azure. Đây được xem như một phương tiện “đóng gói sẵn” của đám mây, được triển khai như một phần mềm trung gian mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Các tài nguyên do Hybrid Cloud cung cấp được tích hợp vào phần mềm quản lý tập trung, cho phép người dùng phân bổ, giám sát và quản lý chúng thông qua một trung tâm điều khiển.
  • Đối với Hybrid Cloud hiện đại: Giải pháp này chủ yếu hỗ trợ tính di động của công việc và tận dụng môi trường đám mây trên toàn bộ dải. Nó giúp tự động hóa quá trình triển khai nhiệm vụ để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ gốc đám mây để tạo ra các ứng dụng mới, mang lại tính nhất quán và cải thiện hiệu suất. Đồng thời, các quy trình triển khai và quản lý cũng trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn trong môi trường này.

3. Ưu và nhược điểm của mô hình Hybrid Cloud là gì?

3.1. Ưu điểm

  • Chi phí hoạt động thấp

Khi sử dụng Hybrid Cloud, bạn có thể lưu trữ dữ liệu quan trọng trên Private Cloud tại chỗ, và dữ liệu ít quan trọng hơn có thể được lưu trữ trên Public Cloud. Quá trình lưu trữ trở nên đơn giản và dễ dàng, giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí và tối ưu hóa quy trình làm việc.

  • Tốc độ tăng nhanh

Tính năng của đám mây lai tương tự như Edge Computing và Distributed Computing. Tốc độ hoạt động nhanh chóng và có thể dễ dàng cải thiện bằng cách xác định các dịch vụ quan trọng theo yêu cầu của hệ thống.

  • Tăng sự nhanh nhạy

Các doanh nghiệp kỹ thuật số luôn cần thích ứng và chuyển đổi nhanh chóng. Việc Hybrid Cloud kết hợp các tính năng vượt trội của Public Cloud và Private Cloud sẽ tăng sự nhạy bén và sức cạnh tranh trên thị trường.

  • Mở rộng không giới hạn

Hybrid Cloud là sự kết hợp hoàn hảo giữa Public Cloud và Private Cloud. Doanh nghiệp có thể truy cập không giới hạn với sự hỗ trợ từ Public Cloud. Đồng thời có thể thoải mái mở rộng không gian lưu trữ với Private Cloud.

  • Độ tin cậy lớn

Trong cả trung tâm dữ liệu tại cơ sở, Hybrid Cloud đều triển khai các ứng dụng và dịch vụ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra sự cố và hạn chế tình trạng gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

ưu điểm của hybrid cloud

3.2. Nhược điểm

Mặc dù Hybrid Cloud có nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng nó cũng có một số hạn chế nhất định như:

  • Toàn bộ công việc tại Private Cloud phải truy cập và tương tác với nhà cung cấp Public Cloud. Hybrid Cloud đòi hỏi sự kết nối mạng vững chắc và tương thích với API. 
  • Hybrid Cloud có khả năng xảy ra gián đoạn hoặc vấn đề kết nối với Public Cloud, khiến quá trình thử nghiệm và thiết kế công việc trở nên phức tạp.
  • Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại khối lượng công việc dự kiến và phụ thuộc vào API của nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud. 
  • Việc xây dựng và duy trì Private Cloud yêu cầu đội ngũ IT có chuyên môn
  • Mặc dù Hybrid Cloud có khả năng kiểm soát tính riêng tư và bảo mật, nhưng chúng vẫn chia sẻ thông tin trên Public Cloud. Do đó, khả năng bảo mật và tính riêng tư của mô hình này còn hạn chế.

4. Ứng dụng của Hybrid Cloud là gì?

4.1. Xử lý dữ liệu lớn Big Data

Xử lý dữ liệu lớn Big Data luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Nhưng khi bạn đã nắm rõ khái niệm về Hybrid Cloud và cách sử dụng đám mây này, việc giải quyết vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hệ thống lưu trữ Hybrid Cloud có thể duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả trong khi vẫn đang xử lý một lượng lớn dữ liệu.

4.2. Sử dụng cho những công việc biến động cao

Bạn có thể triển khai ứng dụng trên nền Private Cloud để đảm bảo tính riêng tư và an ninh. Sau đó, khi xuất hiện nhu cầu mở rộng đột ngột, bạn có thể kích hoạt môi trường điện toán đám mây để sử dụng tài nguyên bổ sung.

Dựa vào tính linh hoạt của mô hình Hybrid Cloud, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn đám mây phù hợp nhất với khối lượng công việc của mình. Đồng thời có thể dự trữ các phương án cho trường hợp công việc vượt quá khả năng xử lý của đám mây nội bộ, lúc đó bạn có thể chuyển sang đám mây công cộng ngay lập tức.

4.3. Cho phép doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ

Công nghệ này giúp bạn triển khai mô hình tại chỗ để lưu trữ những công việc quan trọng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng đồng thời các dịch vụ Public Cloud từ bên thứ ba để lưu trữ những tài nguyên ít quan trọng hơn.

4.4. Sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ IT

Hybrid Cloud cũng hỗ trợ doanh nghiệp có thể đồng thời sử dụng nhiều dịch vụ IT khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp có các giải pháp lưu trữ ổn định và linh hoạt với chi phí thấp nhất. Ứng dụng của Hybrid Cloud mang lại những giải pháp xử lý công việc cực kỳ hiệu quả, giúp tiết kiệm nhiều thời gian để doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án khác.

5. Thuê Cloud Server chất lượng tại CloudFly

CloudFly là đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ ảo uy tín hàng đầu Việt Nam. Với hơn 15.000 khách hàng sử dụng dịch vụ, công ty tự hào luôn đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mỗi người dùng. Hạ tầng mạnh mẽ với hệ thống trang bị CPU 3.2Ghz và 100% ổ cứng SSD Enterprise NVMe siêu siêu nhanh giúp xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Đặc biệt, bạn có thể thanh toán theo chu kỳ giờ, tháng, năm linh hoạt, duy nhất tại Việt Nam. Với chi phí cực rẻ chỉ từ 137đ/giờ, hãy đăng ký ngay để thuê server chất lượng cao cho riêng mình nhé. 

>>> Xem thêm:

thuê cloud server chất lượng tại cloudfly

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Hybrid Cloud là gì và ứng dụng thực tế của mô hình này. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ