Lỗi ERR_CONNECTION_RESET là một trong những vấn đề thường gặp khi quản lý website WordPress. Nó khiến trang web không thể kết nối với máy chủ và gây khó khăn cho người dùng truy cập. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, CloudFly sẽ hướng dẫn chi tiết các cách khắc phục lỗi ERR_CONNECTION_RESET trong WordPress. Hãy cùng khám phá các giải pháp từ cơ bản đến nâng cao để website của bạn hoạt động trơn tru trở lại.
Lỗi ERR_CONNECTION_RESET trong WordPress là một thông báo thường gặp trên trình duyệt Google Chrome. Thông báo này xuất hiện khi trình duyệt có thể kết nối với một website, nhưng không thể thiết lập kết nối đúng để nhận dữ liệu từ trang đó. Kết quả là trình duyệt sẽ tự động đặt lại kết nối, và điều này ngăn máy chủ gửi dữ liệu về cho bạn.
Các trình duyệt khác cũng có thể hiển thị thông báo “The connection was reset” khi gặp lỗi ERR_CONNECTION_RESET. Tuy nhiên, thông báo này thường khá mơ hồ và không cung cấp rõ ràng cách khắc phục. Trong một số trường hợp, lỗi này có thể khiến bạn không thể truy cập vào trang web hoặc đăng nhập vào khu vực quản trị WordPress.
Thông báo lỗi ERR_CONNECTION_RESET trong WordPress thường xuất phát từ các vấn đề trên máy tính của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, sự cố có thể đến từ chính trang web. Để kiểm tra điều này, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra thời gian hoạt động miễn phí của IsItWP. Bạn chỉ cần nhập URL của trang web vào và chọn nút Analyze website để kiểm tra. Công cụ Uptime Status Checker sẽ nhanh chóng kiểm tra trạng thái trang web và trả kết quả trong vài phút. Bạn sẽ nhận được thông báo về việc trang web có đang hoạt động bình thường hay không.
Nếu trang web đang tạm dừng hoạt động, bạn chỉ cần chờ đến khi nó hoạt động lại. Nếu đó là trang web của bạn, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting WordPress để báo cáo sự cố. Trong trường hợp trang web vẫn hoạt động bình thường, có thể vấn đề nằm ở máy tính hoặc mạng của bạn. Bạn có thể thử các cách sửa lỗi tiếp theo.
Một cách đơn giản nhất để khắc phục lỗi ERR_CONNECTION_RESET là khởi động lại kết nối internet. Bạn chỉ cần tắt máy tính, đồng thời tắt luôn modem và router. Rồi đợi ít nhất một phút trước khi bật lại tất cả thiết bị. Sau đó, bạn thử truy cập lại trang web để kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục hay chưa.
Trình duyệt web lưu trữ các file và dữ liệu từ các trang web bạn đã truy cập nhằm tăng tốc độ tải trang. Tuy nhiên, theo thời gian, các file cache này có thể bị lỗi hoặc trở nên lỗi thời. Điều đó sẽ gây ra các sự cố như không tải được trang hoặc trang hiển thị sai. Trong tình huống này, việc xóa bộ nhớ cache sẽ giúp trình duyệt tải lại dữ liệu mới nhất.
Bước 1: Đầu tiên, bạn thử tải lại trang và bỏ qua bộ nhớ cache bằng cách nhấn tổ hợp phím CTRL + SHIFT + R.
Nếu cách này không giải quyết được vấn đề, bạn hãy xóa bộ nhớ cache theo cách thủ công.
Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấp vào biểu tượng ba chấm ở góc trên cùng bên phải. Rồi chọn More Tools và Clear Browsing Data....
Bước 3: Khi cửa sổ bật lên, bạn chọn hộp bên cạnh Cached images and files.
Theo mặc định, Chrome sẽ xóa toàn bộ bộ nhớ cache. Bạn cũng có thể chọn khoảng thời gian cụ thể bằng cách mở menu thả xuống Time Range.
Bước 4: Khi đã sẵn sàng, bạn nhấp vào Clear data và Chrome sẽ bắt đầu xóa bộ nhớ cache.
Bước 5: Sau khi hoàn tất, bạn hãy thử truy cập lại trang web để xem lỗi đã được khắc phục hay chưa.
Nếu bạn đã kích hoạt bất kỳ tính năng thử nghiệm nào của Chrome, thì có thể một trong số đó đang gây ra lỗi. Để tắt chúng, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào chrome://flags/ trên Chrome.
Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấn vào nút Reset all ở đầu trang để đặt lại mọi cài đặt thử nghiệm về mặc định.
Bước 3: Sau khi hoàn tất, bạn thử truy cập lại trang web.
Nếu lỗi vẫn xuất hiện, bạn có thể chuyển sang các giải pháp khác.
Tường lửa và phần mềm diệt malware, virus có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng có thể vô tình chặn các trang web đáng tin cậy. Nếu bạn gặp lỗi khi truy cập một trang web, bạn có thể tạm thời tắt tường lửa và phần mềm diệt virus. Sau đó, bạn truy cập lại trang web để kiểm tra xem lỗi còn xuất hiện hay không.
Nếu trang web tải bình thường, nguyên nhân có thể là tường lửa hoặc phần mềm diệt virus. Trong trường hợp này, thay vì tắt chúng hoàn toàn, bạn nên thêm trang web vào danh sách trắng trong cài đặt phần mềm để vẫn có thể truy cập mà không làm giảm tính bảo mật.
Trong trường hợp bạn đang sử dụng VPN để bảo vệ quyền riêng tư, giữ an toàn thông tin, hoặc truy cập các trang web bị chặn. Bạn có thể gặp lỗi ERR_CONNECTION_RESET khi kết nối VPN. Lúc này, VPN có thể không nhận diện đúng địa chỉ IP của trang web, hoặc kết nối có thể bị ngắt. Khi đó, bạn hãy thử kết nối lại VPN một cách thủ công để khắc phục.
Nếu bạn đang sử dụng máy chủ proxy để bảo vệ hoặc lưu trữ dữ liệu, đôi khi bạn có thể gặp lỗi kết nối. Do đó, bạn cần tắt máy chủ proxy. Để tắt proxy trên máy Mac, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấp vào biểu tượng Apple trên thanh công cụ.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn System Settings… và nhập proxies vào thanh tìm kiếm ở bên trái.
Bước 3: Sau đó, bạn nhấp vào mục Proxies.
Bước 4: Bạn hãy đảm bảo rằng tất cả các cài đặt máy chủ proxy đều được tắt (Off). Rồi nhấp vào nút OK để lưu thay đổi.
Bước 5: Sau khi tắt proxy, bạn hãy thử truy cập lại trang web. Nếu lỗi vẫn còn, bạn có thể thử những cách khác.
Sau khi xóa bộ nhớ cache DNS, bạn có thể thử truy cập lại trang web để kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục chưa. Bộ nhớ cache DNS là nơi lưu trữ tạm thời các địa chỉ IP của những trang web bạn đã truy cập, giúp trình duyệt tải trang nhanh hơn. Tuy nhiên, thông tin DNS có thể bị lỗi thời, gây ra lỗi kết nối. Việc xóa bộ nhớ cache DNS có thể giúp khắc phục tình trạng này và cho phép bạn truy cập trang web bình thường trở lại.
Nếu gặp vấn đề kết nối, bạn có thể chuyển sang sử dụng máy chủ DNS của bên thứ ba như Google Public DNS. Để thay đổi máy chủ DNS trên máy Mac, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấp vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái, chọn System Settings…
Bước 2: Tiếp theo, bạn nhập DNS vào ô tìm kiếm và chọn DNS servers.
Bước 3: Tại đây, bạn có thể thêm hai địa chỉ DNS của Google (8.8.8.8 và 8.8.4.4) bằng cách nhấn vào nút “+”. Sau đó xóa địa chỉ máy chủ DNS cũ bằng cách nhấn nút “-”.
Bước 4: Bạn nhấn OK để lưu thay đổi.
Nếu bạn không dùng máy Mac, Google cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết cho các hệ điều hành khác trong tài liệu của họ.
Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy truy cập lại trang web để xem lỗi đã được khắc phục chưa.
Khi có vấn đề với cấu hình kết nối internet, bạn hãy làm mới TCP và giao thức IP để đưa kết nối trở lại các thiết lập mặc định và khắc phục lỗi.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách khắc phục lỗi ERR_CONNECTION_RESET trong WordPress. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: