Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Hosting WordPress (Phần 2)

Trong phần 1, bạn đã biết một số lỗi thường gặp khi sử dụng Hosting WordPress. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các lỗi khác, hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số lỗi thường gặp khác và cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.

các lỗi thường gặp khi sử dụng hosting wordpress phần 2

1. Lỗi "404 not found error"

Lỗi 404 là một trong những lỗi phổ biến nhất trên internet mà hầu hết mọi người đều đã từng gặp phải ít nhất một lần. Đối với WordPress, lỗi này thường xảy ra khi các liên kết URL bị thay đổi hoặc không tồn tại trên server.

Để khắc phục lỗi này, bạn có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra lại URL mà bạn đang yêu cầu để đảm bảo rằng nó chính xác. 

Nếu URL không chính xác, bạn nên sửa nó và thử lại.

Bước 2: Bạn kiểm tra xem tập tin hoặc thư mục mà bạn đang yêu cầu có tồn tại trên server hay không. 

Nếu tập tin hoặc thư mục bị xóa hoặc di chuyển sang một vị trí khác, bạn nên di chuyển nó trở lại vị trí ban đầu hoặc sửa lại URL để trỏ đến vị trí mới.

Bước 3: Bạn kiểm tra quyền truy cập của tập tin và thư mục. 

Nếu quyền truy cập bị giới hạn hoặc không đủ để cho phép truy cập vào tài nguyên, bạn nên sửa đổi quyền truy cập để cho phép người dùng truy cập vào nó.

Bước 4: Nếu bạn đang liên kết đến URL từ một trang web khác và URL đã bị thay đổi hoặc di chuyển sang một vị trí khác, bạn nên sửa lại liên kết để trỏ đến vị trí mới.

Bước 5: Nếu các giải pháp trên không giải quyết được vấn đề, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp hosting của mình. Và tìm hiểu xem có vấn đề gì với server hoặc cấu hình của họ đang gặp vấn đề.

lỗi 404 not found error

2. Lỗi “Syntax Error”

Lỗi “Syntax Error” trong WordPress là một vấn đề thường gặp khi mã lệnh của bạn có sai cú pháp. Lỗi có thể xảy ra khi bạn chỉnh sửa các tệp PHP trong theme hoặc plugin mà không đúng cú pháp. Hoặc khi bạn thêm mã không hợp lệ vào tệp functions.php.

Để khắc phục lỗi này, bạn cần phải xác định và sửa chữa tệp chứa lỗi bằng cách sửa lại cú pháp chính xác hoặc xóa bỏ mã không hợp lệ. Nếu bạn không biết tệp nào bị lỗi, bạn có thể bắt đầu bằng việc xem lại các thay đổi gần đây trong theme hoặc plugin của bạn. Khi cần thiết, bạn có thể tạm thời vô hiệu hóa theme hoặc plugin để xác định nguyên nhân gây ra lỗi.

lỗi syntax error

3.  Lỗi “Maximum execution time exceeded error”

Lỗi “Maximum execution time exceeded error” xảy ra khi thời gian xử lý một yêu cầu từ server vượt quá giới hạn được thiết lập. Chẳng hạn như khi thực hiện các hoạt động yêu cầu xử lý dữ liệu lớn như cập nhật nội dung hoặc thực hiện các plugin phức tạp.

Để khắc phục lỗi này, bạn có thể tăng giới hạn thời gian thực hiện yêu cầu bằng cách thay đổi các thiết lập trong file php.ini. Hoặc thêm đoạn mã sau vào file functions.php trong theme của bạn:

ini_set('max_execution_time', 300); // Tăng giới hạn thời gian xử lý lên 300 giây (5 phút)

Nếu bạn không thể truy cập và chỉnh sửa file php.ini hoặc functions.php, hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting của bạn để được hỗ trợ.

lỗi maximum execution time exceeded error

4. Lỗi “Không gửi được email”

Lỗi "Không gửi được email" khi sử dụng Hosting WordPress có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục, bạn thực hiện như sau:

4.1. Cấu hình sai SMTP

Nếu bạn sử dụng plugin để gửi email từ WordPress, bạn hãy kiểm tra lại cấu hình SMTP để đảm bảo thông tin cấu hình chính xác với nhà cung cấp dịch vụ email.

4.2. Hạn chế gửi email từ nhà cung cấp hosting

Một số nhà cung cấp hosting có thể áp đặt giới hạn về số lượng email gửi đi mỗi ngày hoặc giới hạn số lượng tài khoản email. Vì vậy, bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting để biết thêm chi tiết.

4.3. Địa chỉ email bị chặn

Nếu địa chỉ email bạn sử dụng bị chặn hoặc có vấn đề, email có thể không được gửi đi. Bạn hãy kiểm tra lại địa chỉ email để đảm bảo nó hoạt động bình thường.

4.4. Tài khoản email bị đánh dấu là spam

Nếu tài khoản email của bạn đã bị đánh dấu là spam, email của bạn có thể bị từ chối hoặc đi vào thư mục spam của người nhận. Để khắc phục, bạn hãy xử lý để loại bỏ tài khoản email của mình khỏi danh sách spam.

4.5. Plugin gửi email không tương thích

Nếu bạn sử dụng plugin để gửi email từ WordPress, plugin có thể không tương thích với phiên bản WordPress hoặc các plugin khác. Bạn thử tạm thời vô hiệu hóa các plugin khác để xem liệu vấn đề có được giải quyết hay không.

5. Lỗi “Connection timed out error”

Lỗi "Connection timed out error" là thông báo lỗi thường gặp khi trình duyệt hoặc ứng dụng của bạn không thể kết nối đến máy chủ.

  • Máy chủ không phản hồi: Trong một số trường hợp, máy chủ không phản hồi do tải quá cao hoặc vấn đề kết nối mạng.
  • Tường lửa hoặc phần mềm chống virus: Tường lửa hoặc các phần mềm chống virus trên máy tính của bạn có thể chặn kết nối đến máy chủ. Bạn hãy kiểm tra cài đặt tường lửa và phần mềm chống virus để đảm bảo rằng chúng không ngăn chặn kết nối.
  • Cài đặt proxy không chính xác: Việc cài đặt proxy không chính xác cũng có thể gây ra lỗi này. Hãy đảm bảo rằng bạn cài đặt proxy trên máy tính một cách chính xác và không gây ảnh hưởng đến việc kết nối đến máy chủ.

lỗi connection timed out error

6. Lỗi “502 Bad Gateway”

Lỗi "502 Bad Gateway" xuất hiện khi máy chủ trung gian (gateway server) không hoạt động đúng cách. Máy chủ trung gian thường được sử dụng để truyền tải thông tin giữa máy chủ web và các dịch vụ bên ngoài. Nếu máy chủ trung gian gặp vấn đề, điều này sẽ gây ra lỗi "502 Bad Gateway".

Nguyên nhân của lỗi này có thể là do tài nguyên của máy chủ trung gian bị quá tải. Hoặc do các vấn đề liên quan đến kết nối mạng, lỗi cấu hình DNS, và máy chủ web như máy chủ Apache hoặc Nginx không hoạt động chính xác.

lỗi 502 Bad Gateway

7. Lỗi “504 Gateway Timeout”

Lỗi "504 Gateway Timeout error" là một lỗi liên quan đến kết nối giữa server của trang web và gateway (cổng) kết nối internet. Khi bạn truy cập một trang web, máy tính của bạn gửi yêu cầu đến server của trang web đó thông qua gateway. Nếu server không đáp ứng yêu cầu này trong khoảng thời gian nhất định, thì gateway sẽ hiển thị lỗi "504 Gateway Timeout". Lỗi này thường xảy ra khi server của trang web quá tải hoặc khi các kết nối mạng không ổn định.

lỗi 504 gateway timeout

8. WordPress bị log out liên tục

Khi bạn bị đăng xuất liên tục trên WordPress, bạn nên bắt đầu kiểm tra phiên đăng nhập đầu tiên. Đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập với tài khoản có đủ quyền để truy cập các chức năng của WordPress.

Nếu vẫn tiếp tục gặp phải vấn đề, có thể lỗi xuất phát từ cookie của trình duyệt. Bạn thử xóa cookie và cache của trình duyệt, sau đó đăng nhập lại. Nếu vấn đề vẫn tồn tại, bạn có thể cân nhắc thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra các plugin: Bạn hãy tắt tất cả các plugin và kiểm tra xem lỗi có được giải quyết hay không. Nếu vấn đề được giải quyết, bạn hãy bật lại từng plugin một cách tuần tự để xác định plugin nào gây ra vấn đề.
  • Kiểm tra theme: Bạn hãy chuyển sang theme mặc định và xem liệu vấn đề có được giải quyết hay không. Nếu vấn đề giải quyết được, có thể theme hiện tại đang sử dụng là nguyên nhân của vấn đề.
  • Kiểm tra file wp-config.php: Bạn hãy đảm bảo các thông tin như tên cơ sở dữ liệu, tên người dùng và mật khẩu được cung cấp chính xác và đầy đủ.
  • Kiểm tra quyền truy cập: Bạn kiểm tra các quyền truy cập của các thư mục và tệp trong WordPress. Đảm bảo rằng người dùng đang đăng nhập có đủ quyền để đọc và ghi vào các thư mục và tệp này.

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về các lỗi thường gặp khi sử dụng hosting WordPress (phần 2). Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly