Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Các Biện Pháp Bảo Mật Web Hosting Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

Website thường là mục tiêu tấn công của các hacker, tiềm ẩn nguy cơ đánh cắp dữ liệu, lây nhiễm mã độc và gây tổn hại uy tín. Do đó, việc bảo mật web hosting là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho website và người dùng. Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ cung cấp cho bạn các biện pháp bảo mật web hosting từ cơ bản đến nâng cao. Hãy theo dõi ngay để xây dựng lá chắn vững chắc cho website của mình nhé.

các biện pháp bảo mật web hosting từ cơ bản đến nâng cao

1. Các mối đe dọa an ninh mạng thường gặp đối với website

1.1. Xâm nhập website

Một trong những nguy cơ lớn nhất mà các website phải đối mặt là việc bị xâm nhập bởi hacker. Các kẻ xâm nhập có thể thực hiện nhiều hành động nguy hiểm. Chẳng hạn như đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng, cài đặt mã độc để lây nhiễm vào các thiết bị truy cập vào website. Thậm chí, chúng có thể thậm chí làm hỏng hoàn toàn website và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của bạn.

1.2. Tấn công DDoS

Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến. Nó làm cho một website không thể truy cập được bằng cách gửi một lượng lớn các yêu cầu truy cập từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này dồn quá nhiều lưu lượng truy cập đến máy chủ, làm cho nó không thể xử lý hết và dẫn đến tình trạng website không thể truy cập được cho người dùng chính thức.

1.3. Phần mềm độc hại

Website có thể bị nhiễm phần mềm độc hại như virus, trojan hay malware. Những phần mềm này lây nhiễm vào website và thu thập thông tin cá nhân của người dùng một cách trái phép. Ngoài ra, chúng cũng có thể lan ra các website khác trên cùng một máy chủ, gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng về bảo mật và uy tín.

1.4. Lỗ hổng bảo mật

Các lỗ hổng trong phần mềm của website hoặc hệ điều hành của máy chủ là những điểm yếu dễ bị các hacker tấn công. Nếu khai thác thành công, hacker có thể xâm nhập vào hệ thống và giành quyền kiểm soát. Chúng sẽ dễ dàng thực hiện các hành động gây hại như đánh cắp dữ liệu hoặc phá hủy hệ thống.

1.5. Spam và tấn công phishing

Website có thể bị lợi dụng để gửi tin rác (spam) hoặc thực hiện các cuộc tấn công lừa đảo (phishing). Điều này nhằm mục đích lừa đảo người dùng và chiếm đoạt thông tin cá nhân quan trọng. Những hành vi đó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của website mà còn làm giảm sự tin tưởng của người dùng.

spam và tấn công phising

2. Các biện pháp bảo mật web hosting cơ bản

Để bảo vệ website của bạn trước các mối đe dọa an ninh mạng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản như:

2.1. Chọn nhà cung cấp hosting uy tín

Lựa chọn một nhà cung cấp hosting đáng tin cậy là một bước quan trọng để bảo vệ web hosting an toàn. Bạn có thể xem xét các tiêu chí sau để chọn được nhà cung cấp phù hợp:

  • Bảo mật: Chọn nhà cung cấp hosting phải có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ. Bao gồm các tường lửa và giải pháp bảo vệ để ngăn chặn các cuộc tấn công.
  • Sự tin cậy: Xem xét các đánh giá từ người dùng khác về chất lượng dịch vụ và độ tin cậy của nhà cung cấp. Từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát và đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Hỗ trợ khả dụng: Đảm bảo nhà cung cấp hosting cung cấp hỗ trợ khả dụng 24/7. Họ sẽ giúp đỡ bạn trong các vấn đề bảo mật và kỹ thuật một cách nhanh chóng và hiệu quả.

>>> Xem thêm: Top 5 Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Hosting Có cPanel Uy Tí

2.2. Sử dụng mật khẩu mạnh

Bạn có thể sử dụng mật khẩu mạnh bằng cách:

  • Tạo mật khẩu có ít nhất 12 ký tự.
  • Sử dụng cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
  • Không sử dụng ngày sinh, tên đăng nhập, hoặc thông tin cá nhân khác dễ đoán.

2.3. Cập nhật phần mềm thường xuyên

Các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm, hệ điều hành, CMS (hệ thống quản lý nội dung) và các plugin có thể dẫn đến lỗ hổng bảo mật cho website của bạn. Do đó, việc cập nhật phần mềm thường xuyên sẽ giúp bảo vệ chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn và nâng cao hiệu suất của hệ thống.

2.4. Sao lưu dữ liệu

Sao lưu dữ liệu định kỳ là một biện pháp quan trọng để đối phó với nguy cơ mất dữ liệu do các sự cố như tấn công, lỗi hệ thống hoặc lỗi người dùng. Các phương pháp sao lưu phổ biến bao gồm tự động sao lưu vào đám mây (cloud), sao lưu lưu trữ trên đĩa cứng ngoài và sử dụng các dịch vụ sao lưu chuyên nghiệp. Việc thực hiện sao lưu định kỳ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu quan trọng của bạn và phục hồi nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.

2.5. Bật tường lửa (firewall)

Để bảo mật web hosting, một biện pháp khác là bật tường lửa để ngăn chặn các truy cập không mong muốn vào hệ thống và bảo vệ dữ liệu an toàn. Tường lửa có thể được cài đặt trên cả máy chủ và mạng. Nó đảm bảo rằng chỉ những kết nối an toàn mới được phép truy cập vào hệ thống. Có thể nói, việc sử dụng tường lửa giúp tăng cường tính bảo mật và giảm thiểu nguy cơ bị xâm nhập từ các mối đe dọa bên ngoài.

bảo mật web hosting bật tường lửa

3. Các biện pháp bảo mật web hosting nâng cao

3.1. Sử dụng SSL/TLS

SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security) là các giao thức bảo mật dùng để mã hóa thông tin khi truyền tải giữa máy khách và máy chủ. Khi áp dụng SSL/TLS, các dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu và thông tin cá nhân sẽ được mã hóa. Điều này giúp ngăn chặn hacker có thể đánh cắp thông tin này trong quá trình truyền tải. Bên cạnh đó, việc sử dụng SSL/TLS cũng giúp tăng cường sự tin tưởng của người dùng vào tính an toàn của website. Đồng thời có thể cải thiện vị trí của website trên công cụ tìm kiếm.

3.2. Hạn chế truy cập vào file hệ thống

Để đảm bảo an toàn cho các file hệ thống của website, bạn cần thiết lập chính sách quyền truy cập. Sao cho chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào chúng. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ từ các cuộc tấn công nhắm vào các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trong các file hệ thống.

3.3. Sử dụng plugin bảo mật

Các hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress cung cấp một số plugin bảo mật phổ biến như Wordfence, Sucuri Security và iThemes Security. Những plugin này bảo vệ website chống lại các mối đe dọa bảo mật. Chẳng hạn như tấn công brute-force, SQL injection và cross-site scripting (XSS). Do đó, bạn có thể sử dụng plugin để nâng cao tính bảo mật và thuận tiện quản lý các thiết lập bảo mật của website.

3.4. Chống tấn công DDoS

Tấn công DDoS là một trong những mối đe dọa lớn đối với website. Để bảo vệ website, bạn nên áp dụng các giải pháp chống tấn công DDoS như sử dụng CDN (Content Delivery Network), cài đặt tường lửa mạnh mẽ. Cũng như sử dụng các dịch vụ chuyên biệt để lọc lưu lượng tấn công.

>>> Xem thêm: Cách Chống Tấn Công DDoS Cho Website An Toàn, Nhanh Chóng

bảo mật web hosting chống tấn công ddos

Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo mật web hosting từ cơ bản đến nâng cao. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê Cloud Server chất lượng giá rẻ, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn





 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly