Chắc hẳn bất kỳ ai sử dụng công nghệ cũng từng nghe nói đến tấn công DoS và DDoS. Đây là các cuộc tấn công gây ảnh hưởng đến hoạt động của website, cũng như tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng bạn đã hiểu rõ DoS, DDoS là gì và chúng khác nhau như thế nào chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly để khám phá chi tiết về các cuộc tấn công này nhé.
DoS (viết tắt của Denial of Service) là một dạng tấn công từ chối dịch vụ. Khi đó, máy tính hoặc hệ thống của bạn sẽ bị tấn công bởi một lượng lớn lưu lượng truy cập từ hacker. Loại tấn công này thường nhắm vào các trang web hoặc máy chủ, làm quá tải tài nguyên hệ thống. Đồng thời khiến máy tính chạy chậm, thậm chí ngừng hoạt động hoặc tắt đột ngột. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống và buộc máy tính phải khởi động lại.
DDoS, viết tắt của Distributed Denial of Service, có nghĩa là Từ chối Dịch vụ Phân tán. Đây là một dạng tấn công khiến máy tính hoặc server bị quá tải do lưu lượng truy cập từ nhiều hệ thống khác nhau. Mục đích chính của cuộc tấn công này là làm sập hoặc ngừng hoạt động các dịch vụ trực tuyến, gây gián đoạn cho người dùng.
Khi kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát máy tính của bạn, chúng sẽ lợi dụng điều này để gửi lượng lớn dữ liệu xấu hoặc các yêu cầu đến những thiết bị khác thông qua các trang web hoặc địa chỉ email.
Sự khác biệt giữa tấn công DoS và DDoS rất rõ ràng. Với tấn công DoS, kẻ tấn công chỉ sử dụng một kết nối Internet duy nhất để khai thác lỗ hổng phần mềm hoặc gây hiện tượng "Flooding" (ngập lụt) bằng cách gửi các yêu cầu giả, làm cạn kiệt tài nguyên của máy chủ như RAM và CPU.
Ngược lại, tấn công DDoS nhắm đến nhiều thiết bị kết nối với nhau qua cùng một mạng Internet. Sự tham gia của nhiều thiết bị khiến việc đối phó trở nên khó khăn hơn, bởi khối lượng thiết bị khổng lồ tham gia vào tấn công. Không giống DoS chỉ tấn công từ một nguồn duy nhất, DDoS tập trung làm quá tải cơ sở hạ tầng mạng bằng lượng lớn lưu lượng truy cập.
Về phương thức thực hiện, tấn công DoS thường được tiến hành bằng các tập lệnh tự tạo hoặc công cụ DoS như Low Orbit Ion Canon. Trong khi đó, tấn công DDoS thường sử dụng botnet – một mạng lưới lớn các thiết bị đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Từ đó cho phép kẻ tấn công điều khiển từ xa để gây tê liệt hệ thống.
Bạn có thể so sánh chi tiết sự khác biệt giữa DoS và DDoS qua bảng dưới đây:
Tiêu chí |
Tấn công DoS |
Tấn công DDoS |
Ý nghĩa viết tắt |
Denial of Service (Từ chối dịch vụ) |
Distributed Denial of Service (Từ chối dịch vụ phân tán) |
Phạm vi tấn công |
Tấn công tập trung vào một nguồn duy nhất |
Tấn công từ nhiều nguồn khác nhau |
Hiệu ứng |
Gây cản trở hoạt động của một máy tính hoặc mạng nhỏ |
Gây cản trở hoạt động của một hệ thống lớn |
Điểm yếu |
Dễ phát hiện và chặn lại |
Khó chống lại do sử dụng nhiều nguồn tấn công |
Phương pháp thực hiện |
Sử dụng lỗ hổng phần mềm hoặc tạo hiện tượng Flooding |
Sử dụng botnet để gửi lưu lượng truy cập đồng loạt |
Cuộc tấn công DoS/DDoS thường rất khó phân biệt với các hoạt động mạng thông thường. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau, có thể hệ thống của bạn đang là mục tiêu của một cuộc tấn công DoS/DDoS:
Khi gặp phải một cuộc tấn công DDoS, việc đầu tiên là bạn cần phải liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Với đội ngũ kỹ thuật viên và lập trình viên giàu kinh nghiệm, họ có thể nhanh chóng xác định vấn đề. Đồng thời phân tích tình huống và đưa ra giải pháp kịp thời, hiệu quả.
Nhà cung cấp hosting đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo máy chủ của bạn luôn hoạt động ổn định. Họ sẽ theo dõi traffic đến máy chủ trong thời gian thực và sử dụng các công cụ để phân tích mối đe dọa trước khi chúng kịp xâm nhập. Khi phát hiện truy cập độc hại, nhà cung cấp sẽ quét và tách biệt nó khỏi traffic hợp pháp. Sau đó áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp với loại tấn công. Điều này giúp đảm bảo rằng lưu lượng truy cập hợp pháp vẫn diễn ra suôn sẻ mà không bị gián đoạn, ngay cả trong lúc cuộc tấn công đang diễn ra.
Trong trường hợp bị cuộc tấn công DDoS với quy mô lớn và nguy hiểm, tốt nhất là bạn nên tìm đến các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ có những công cụ chuyên biệt để điều hướng và loại bỏ các traffic giả mạo. Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp giúp bạn vượt qua cuộc tấn công từ kẻ xấu một cách hiệu quả nhất.
Tùy thuộc vào yêu cầu và đặc điểm riêng của từng hệ thống, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng dịch vụ Anti DDoS phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp điển hình mà bạn nên xem xét:
Việc xây dựng một hệ thống chống DDoS đòi hỏi kiến thức chuyên môn và nguồn lực tài chính lớn. Hơn nữa, việc vận hành và bảo trì hệ thống này cũng cần nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn không đủ nguồn lực, thì có thể sử dụng dịch vụ Anti DDoS từ nhà cung cấp uy tín.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ chống DDoS nếu:
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DoS, DDoS là gì và phân biệt giữa DoS, DDoS. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: