Danh mục

Tìm kiếm
/

Danh mục

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Addon Domain Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tạo Addon Domain Trên cPanel

Ngày đăng: 21 tháng 9 năm 2024

Addon Domain là một tính năng hữu ích giúp bạn thêm nhiều tên miền mới vào cùng một dịch vụ hosting mà không cần phải mua thêm gói hosting riêng. Điều này rất thuận tiện nếu bạn muốn vận hành nhiều website khác nhau trên một cùng tài khoản. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Addon Domain là gì và hướng dẫn cách tạo Addon Domain trên cPanel. Từ đó giúp bạn dễ dàng quản lý và phát triển nhiều website cùng lúc. Hãy theo dõi ngay nhé!

addon domain là gì

1. Addon Domain là gì?

Addon Domain là một tên miền bổ sung được thêm vào tài khoản hosting của bạn, hoạt động giống như tên miền chính. Mỗi khi bạn thêm một Addon Domain, hệ thống sẽ tự động tạo một thư mục riêng cho tên miền đó. Nhờ đó giúp bạn quản lý và chạy nhiều website khác nhau trên cùng một dịch vụ hosting. Điều này đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp muốn vận hành nhiều trang web chỉ với một tài khoản hosting duy nhất. 

Để Addon Domain hoạt động, tên miền phải được đăng ký trước. Việc quản lý Addon Domain thường được thực hiện qua cPanel. Nó cho phép bạn tạo email, trình chuyển tiếp, và các chức năng khác như trên tên miền chính.

2. Cách thức hoạt động của Addon Domain là gì?

Cách thức hoạt động của Addon Domain rất đơn giản và độc lập. Khi bạn thêm một Addon Domain, hệ thống sẽ tự động tạo một thư mục mới cho tên miền đó. Sau khi kích hoạt, bạn sẽ nhận được 3 URL để truy cập vào các thư mục này. Đồng thời có thể bắt đầu tạo tập tin mà không ảnh hưởng đến tên miền chính, vì Addon Domain hoạt động riêng lẻ. Quá trình tạo Addon Domain bao gồm 3 bước:

Bước 1: Hệ thống tạo một thư mục trong directory public_html.

Bước 2: Một miền phụ (subdomain) của tên miền chính được liên kết với thư mục mới.

Bước 3: Tên miền mới sẽ kết nối với miền phụ vừa tạo.

Mọi thao tác đều tự động, bạn chỉ cần tải nội dung lên tên miền mới. Ví dụ: nếu tên miền chính là abc.com và Addon Domain là 123.com. Thì các URL có thể là: abc.com/123, 123.abc.com, 123.com,... Tất cả các đường dẫn này sẽ truy cập cùng một trang web, và người truy cập 123.com sẽ không biết họ được định tuyến qua miền phụ.

3. Ưu và nhược điểm của Addon Domain là gì?

3.1. Ưu điểm

Addon Domain mang đến nhiều ưu điểm vượt trội mà người dùng không thể bỏ qua, bao gồm:

  • Toàn quyền sở hữu domain: Người dùng có toàn quyền kiểm soát và sử dụng Addon Domain một cách độc lập, không khác gì so với tên miền chính hay phụ.
  • Dung lượng lưu trữ lớn: Addon Domain cho phép lưu trữ lượng dữ liệu lớn. Bạn có thể dễ dàng lưu trữ nhiều loại tệp khác nhau mà không phải lo lắng về việc thiếu dung lượng.
  • Giao diện thân thiện: Giao diện dễ nhìn và trực quan, giúp người dùng thao tác một cách đơn giản và nhanh chóng.
  • Quản lý dễ dàng qua một bảng điều khiển: Người dùng có thể quản lý tất cả các tài liệu và truy cập giao thức FTP chỉ với một bảng điều khiển. Từ đó dễ dàng điều chỉnh và thao tác theo ý muốn.

3.2. Nhược điểm

Mặc dù Addon Domain có nhiều lợi ích, nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn nên cân nhắc:

  • Tài nguyên bị chia sẻ: Khi thêm một Addon Domain, tất cả các trang web trong cùng một tài khoản hosting phải chia sẻ tài nguyên. Bao gồm dung lượng ổ cứng, RAM, CPU và băng thông. Nếu một trang web có lượng truy cập cao hoặc tiêu tốn nhiều tài nguyên, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các trang web khác trong cùng tài khoản.
  • Rủi ro về bảo mật: Nếu một website trong Addon Domain bị tấn công hoặc có lỗ hổng bảo mật, nó có thể tác động đến các website khác trên cùng tài khoản hosting. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn không cẩn thận với các biện pháp bảo mật.
  • Quản lý phức tạp: Việc quản lý nhiều Addon Domain có thể trở nên phức tạp đối với nhiều người. Đòi hỏi bạn phải theo dõi, cập nhật từng trang web riêng lẻ để đảm bảo chúng luôn hoạt động ổn định và an toàn.
  • Giảm hiệu suất tổng thể: Nếu thêm quá nhiều Addon Domain vào cùng một tài khoản hosting, đặc biệt là khi có lượng truy cập lớn. Hiệu suất của toàn bộ các trang web có thể bị giảm. Điều này sẽ kéo dài thời gian tải trang và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

4. Hướng dẫn tạo Addon Domain trên cPanel

Để tạo Addon Domain trên cPanel, trước hết bạn cần có dịch vụ hosting cho tên miền chính của mình. Sau đó, bạn có thể thêm nhiều tên miền mới vào cùng dịch vụ hosting này. Các bước thực hiện trên cPanel rất đơn giản:

Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào cPanel. Rồi tìm đến phần Domains và chọn Addon Domains.

hướng dẫn tạo addon domain trên cpanel 1

Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Create A New Domain và điền các thông tin sau:

  • New Domain Name: Đây là tên miền bạn muốn thêm vào hosting.
  • Subdomain or FTP Username: Đây là tên đăng nhập FTP dành riêng cho tên miền mới. Username này cũng sẽ tạo thành một subdomain của tên miền chính để bạn có thể truy cập dễ dàng.
  • Document Root: Thư mục dành riêng cho tên miền. Bạn cần khai báo luôn đường dẫn public_html, và nhập tên thư mục phía sau. Thông thường, tên thư mục này sẽ trùng với tên miền bạn đã thêm.

hướng dẫn tạo addon domain trên cpanel 2

Bước 3: Sau đó, bạn nhấn Add Domain để thêm tên miền. Lúc này, hệ thống sẽ tự động tạo một thư mục mới trùng với tên miền bạn thêm và một Subdomain theo tên miền chính của hosting.

Bước 4: Sau khi hoàn tất, bạn vào phần File Manager trong cPanel. Và truy cập vào thư mục của tên miền vừa tạo và upload các file lên để bắt đầu sử dụng.

5. Hướng dẫn cách trỏ Addon Domain đến thư mục theo ý muốn

Để trỏ Addon Domain đến một thư mục cụ thể trên cPanel, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào cPanel, tìm mục Domains, rồi chọn Addon Domains.

Bước 2: Tiếp theo, bạn tìm Addon Domain mà mình muốn chỉnh sửa, sau đó nhấn vào Manage Redirection.

hướng dẫn cách trỏ addon domain đến thư mục theo ý muốn

Bước 3: Tại mục New Document Root, bạn thay đổi đường dẫn thư mục theo ý muốn.

Bước 4: Cuối cùng, bạn nhấn Save để lưu lại các thay đổi.

6. Hướng dẫn cách xóa Addon Domain không cần thiết trên cPanel

Để xóa Addon Domain không cần thiết trên cPanel, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào cPanel, tương tự như khi tạo Addon Domain.

Bước 2: Bạn tìm mục Domains và chọn Addon Domains.

Bước 3: Trong phần Modify Addon Domain, bạn nhấn Remove ở Addon Domain mà bạn muốn xóa.

Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị thông báo xác nhận, bạn chỉ cần tiếp tục nhấn Remove để hoàn tất việc xóa Addon Domain.

hướng dẫn cách xóa addon domain không cần thiết trên cpanel

>>> Xem thêm: 

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Addon Domain là gì và cách tạo Addon Domain trên cPanel. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký dịch vụ này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ