Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Hosting Của Website

Bạn muốn biết trang web của mình đang chạy trên loại hosting nào và các thông số kỹ thuật liên quan? Việc kiểm tra hosting không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về tài nguyên và dung lượng của server mà còn giúp đánh giá hiệu suất của website. Trong bài viết này, CloudFly sẽ hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra hosting của website và các thông tin liên quan khác. Hãy theo dõi ngay để đánh giá chất lượng dịch vụ hiện tại và đưa ra quyết định phù hợp cho trang web của mình nhé.

hướng dẫn cách kiểm tra hosting của website

1. Cách kiểm tra vị trí hosting của website

Để kiểm tra trang web bất kỳ sử dụng hosting đặt ở đâu, bạn có thể sử dụng công cụ Check-Host.net. Đây là công cụ giúp kiểm tra vị trí đặt hostname và địa chỉ IP chính xác hơn so với dữ liệu từ các nhà cung cấp khác. Bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào trang web Check-Host.net qua đường link: https://check-host.net/.

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhập thông tin website hoặc địa chỉ IP vào ô tìm kiếm.

Bước 3: Trang web sẽ trả lại cho bạn kết quả với các thông tin gồm:

  • Organization/ISP: Tên công ty hosting.
  • Host name: Tên server hoặc IP của hosting.
  • Country: Quốc gia đặt hosting.

cách kiểm tra vị trí hosting của website

2. Cách kiểm tra hosting của website hết hạn

Để kiểm tra hosting của website đã sắp hết hạn hay chưa, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

2.1. Cách 1: Kiểm tra thời hạn hosting

Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản quản lý dịch vụ của bạn.

Bước 2: Bạn chọn mục Services trong giao diện quản lý.

Bước 3: Tiếp theo, bạn click vào My Services để xem thông tin chi tiết. Tại đây, bạn sẽ thấy ngày hết hạn hoặc thời gian cần gia hạn của hosting.

Trong khoảng 15 - 30 ngày trước khi hết hạn, nhà cung cấp sẽ gửi email thông báo để nhắc nhở bạn gia hạn.

2.2. Cách 2: Liên hệ nhà cung cấp

Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn hosting bằng cách liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ hosting để được hỗ trợ thông tin.

3. Cách kiểm tra dung lượng hosting của website

Khi sử dụng gói hosting cho website, việc theo dõi băng thông và dung lượng là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cách kiểm tra dung lượng hosting qua Directadmin:

Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào Directadmin để kiểm tra dung lượng hosting của website.

Bước 2: Tiếp theo, bạn tìm mục Your Account ở góc bên phải màn hình.

Bước 3: Các thông tin xuất hiện trong mục Your Account bao gồm:

  • Disk Space/Dung lượng: Dữ liệu được lưu tối đa trên hosting.
  • Bandwidth/Băng thông: Dữ liệu tối đa được truyền qua hosting trong một tháng, bao gồm cả upload và download nhưng chủ yếu là download.
  • Email: Số email tối đa có thể sử dụng theo tên miền.
  • FTP account: Số tài khoản FTP được sử dụng.
  • Databases: Lượng dữ liệu sử dụng cho cơ sở dữ liệu.
  • Inodes: Tổng số file và folder. Bạn hãy kiểm tra cột "Used" và "Max" để biết đã sử dụng bao nhiêu. Used là lượng đã sử dụng và Max là lượng tối đa có thể sử dụng.

cách kiểm tra dung lượng hosting của website

4. Cách kiểm tra thông tin website

Doanh nghiệp và tổ chức cần có một website để tăng độ tiếp cận khách hàng và khẳng định uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kiểm tra thông tin website của mình. Khi kiểm tra, bạn cần chú ý đến tên miền, hosting và các thông số kỹ thuật khác.

4.1. Về tên miền

Bạn có thể sử dụng phần mềm để kiểm tra thông tin về tên miền. Chẳng hạn như WhoisThisDomain hoặc DomainHostingView. Với WhoisThisDomain. Những phần mềm này sẽ giúp bạn có được thông tin chính xác nhất về tên miền mình muốn kiểm tra:

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người mua
  • Ngày mua tên miền, ngày hết hạn
  • Tên miền đang được trỏ về trang nào
  • Công ty đang quản lý tên miền

Lưu ý: Một số tên miền đăng ký Whois Privacy, hay Domain Privacy Protection, thì bạn không thể coi được thông tin cá nhân người mua tên miền, vì nó đã bị ẩn đi. Nếu muốn kiểm tra tên miền Việt Nam (có chấm vn đằng sau), bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tên miền của iNet.

Nếu tên miền đã bị đăng ký, bạn chỉ cần bấm vào Whois. Nó sẽ hiện ra thông tin về người mua tên miền.

4.2. Về Hosting

Như đã nói, để kiểm tra kiểm tra hosting của website, bạn có thể sử dụng Check-host.net.

4.3. Về Website

Dưới đây là 5 công cụ trực tuyến miễn phí giúp bạn kiểm tra thông tin website của mình. Từ đó cải thiện tốc độ, khả năng tiếp cận và nhiều khía cạnh khác cho website của bạn:

  • Google Pagespeed Insights

Google Pagespeed Insights là một công cụ đáng tin cậy để đánh giá tốc độ tải trang trên cả desktop và thiết bị di động. Được phát triển bởi Google, công cụ này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất website mà còn cung cấp các đánh giá chi tiết để cải thiện website.

  • W3C Validator

Bạn có thể sử dụng công cụ W3C Validator để kiểm tra chất lượng HTML và CSS của website. Đây là một công cụ miễn phí giúp bạn đánh giá chính xác tình trạng code của mình.

  • Screenfly

Bạn muốn website của mình hiển thị hoàn hảo trên nhiều thiết bị, nhưng không thể sở hữu hàng loạt smartphone, laptop hay màn hình máy tính để kiểm tra? Cách tốt nhất để xem website của bạn trên nhiều thiết bị là sử dụng một công cụ cho phép hiển thị URL trên các thiết bị khác nhau.

Có nhiều công cụ khác nhau để bạn lựa chọn. Nhưng ScreenFly nổi bật và được nhiều người ưa chuộng nhờ tính hiện đại, giao diện dễ sử dụng và thư viện mẫu phong phú. ScreenFly giúp bạn kiểm tra khả năng hiển thị website một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  • Achecker

AChecker được đánh giá là một trong những công cụ trực tuyến hàng đầu, giúp người dùng kiểm tra trang HTML để đảm bảo nội dung có thể được truy cập bởi tất cả mọi người.

Theo tiêu chuẩn W3C, "Khả năng tiếp cận và truy cập vào website nghĩa là người khuyết tật có thể sử dụng trang web dễ dàng như người bình thường. Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là người khuyết tật có thể nhận thức, hiểu, tương tác, sử dụng và điều hướng website, cũng như đóng góp dữ liệu cho web." Xét về mặt nhân văn, đây là một khía cạnh vô cùng quan trọng khi đánh giá chất lượng trang web.

  • WebPageTest

WebPageTest là một công cụ trực tuyến hoàn toàn miễn phí cho phép bạn dễ dàng thực hiện kiểm tra tốc độ tải trang của website từ nhiều vị trí trên toàn cầu. Công cụ này sử dụng các trình duyệt thực (như IE và Chrome) và mô phỏng tốc độ kết nối của người dùng thực tế. Nhờ đó giúp bạn cải thiện tốc độ tải và tương tác của website một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm:

webpagetest

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng dẫn cách kiểm tra hosting của website. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ