Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Hướng Dẫn Cách Upload Web Wordpress Lên Host

Việc chuyển website WordPress từ localhost lên host là một bước quan trọng để đưa trang web của bạn đến với công chúng. Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm trong việc quản lý website, quá trình này đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết và cẩn thận. Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ hướng dẫn chi tiết cách upload web WordPress lên host một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

hướng dẫn cách upload web wordpress lên host

1. Một số lưu ý trước khi upload web WordPress lên host

Trước khi upload web WordPress từ localhost lên host, bạn cần thực hiện một số bước cơ bản như sau:

  • Vô hiệu hóa và xóa các plugin cache như WP Super Cache, W3 Total Cache. Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi, bạn có thể cài đặt lại các plugin này để tối ưu hóa website lại từ đầu.
  • Tên miền đã được trỏ về host. Điều này là cần thiết để đảm bảo website có thể truy cập từ địa chỉ tên miền chính thức.
  • Kiểm tra và đảm bảo dữ liệu trên localhost không quá lớn. Việc giảm thiểu dữ liệu và số lượng plugin trên localhost sẽ giúp tránh các vấn đề phát sinh khi chuyển đổi và triển khai lên host.

2. Nén thư mục WordPress ở localhost thành .zip

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào thư mục localhost tại đường dẫn C:\xampp\htdocs\thu-muc-cua-ban

Bước 2: Tại đây, bạn chọn tất cả các thư mục và tập tin có trong đó. Sau đó nhấn chuột phải và chọn Send to, rồi nhấn vào Compressed (zipped) folder.

nén thư mục wordpress ở localhost thành zip 1

Bước 3: Lúc này, bạn sẽ có một file .zip chứa toàn bộ các tập tin và thư mục của website. Hãy đổi tên file này thành bất cứ tên nào bạn muốn (ví dụ: website.zip).

nén thư mục wordpress ở localhost thành zip 2

3. Upload và giải nén trên host

Bước 1: Tiếp theo, bạn đăng nhập vào control panel của host.

Bước 2: Sau đó, bạn vào File Manager và upload file nén website.zip lên thư mục gốc (public_html), nếu bạn muốn sử dụng website với tên miền gốc là http://ten-mien-cua-ban.com/

Bước 3: Nếu bạn muốn cài đặt vào một thư mục cụ thể như http://ten-mien-cua-ban.com/thu-muc/, bạn chỉ cần tạo thư mục đó và upload file vào đó.

Bước 4: Sau khi đã upload xong, bạn nhấn chuột phải vào file .zip vừa upload và chọn Extract để giải nén.

upload và giải nén trên host 1

Bước 5: Khi quá trình giải nén hoàn tất, bạn sẽ thấy các thư mục và tập tin của WordPress đã được cài đặt trên host như sau.

upload và giải nén trên host 2

4. Xuất database ở localhost

Bước 1: Bây giờ, bạn hãy tạo một cơ sở dữ liệu trên host để sử dụng cho website WordPress của bạn. 

Bước 2: Tiếp theo, bạn truy cập vào phpMyAdmin trên localhost qua địa chỉ http://localhost/phpMyAdmin và chọn cơ sở dữ liệu mà bạn đã cài đặt WordPress lên đó. 

xuất database ở localhost 1

Bước 3: Sau đó, bạn chọn Export và nhấn Go.

xuất database ở localhost 2

Bước 4: Lúc này, bạn sẽ tạo ra một tập tin có đuôi mở rộng là .sql. Đó chính là tập tin chứa toàn bộ cơ sở dữ liệu của website của bạn.

5. Nhập database vào host

Bước 1: Bạn vào control panel của host và tìm đến phần phpMyAdmin.

nhập database vào host 1

Bước 2: Sau đó, bạn chọn cơ sở dữ liệu mà bạn vừa mới tạo (đảm bảo là cơ sở dữ liệu mới hoàn toàn).

nhập database vào host 2

Bước 3: Tiếp theo, bạn chọn Import, upload file .sql từ máy tính của bạn lên đó và giữ nguyên các thiết lập khác. Rồi nhấn Go.

nhập database vào host 3

Bước 4: Thông báo sẽ hiển thị cho biết quá trình nhập dữ liệu thành công.

nhập database vào host 4

6. Sửa tập tin cấu hình của WordPress

Bởi vì ở localhost, chúng ta đã cài đặt website WordPress với thông tin database khác hoàn toàn so với thông tin database trên host. Do đó, chúng ta cần phải sửa các thông tin này khớp với thông tin database trên host để website có thể hoạt động được.

Bước 1: Bạn hãy đăng nhập vào FTP bằng FileZilla, vào thư mục chứa mã nguồn của website WordPress và tìm đến file có tên là wp-config.php để mở nó lên. 

sửa tập tin cấu hình của wordpress 1

Bước 2: Nếu có thông báo nào xuất hiện, bạn chỉ cần nhấn OK. Sau đó chèn đoạn mã sau vào dưới dòng <?php trong tập tin wp-config.php:

define('WP_HOME','http://example.com');

define('WP_SITEURL','http://example.com');

Bạn nhớ thay thế example.com bằng tên miền mà bạn đã thêm vào host.

Bước 4: Tiếp theo, bạn tìm các phần và sửa lại các giá trị như sau:

  • DB_NAME: sửa giá trị trong cặp dấu ' ' thành tên của database trên host.
  • DB_USER: sửa giá trị trong cặp dấu ' ' thành username của database trên host. 
  • DB_PASSWORD: sửa giá trị trong cặp dấu ' ' thành password của username của database. 

Lưu ý: Bạn hãy chắc chắn rằng tất cả các giá trị này được viết trong cặp dấu nháy đơn, nếu không sẽ dẫn đến lỗi.

sửa tập tin cấu hình của wordpress 2

Bước 5: Với phần DB_HOST, đa số trường hợp hiện nay chúng ta có thể sử dụng giá trị là localhost. Trừ khi nhà cung cấp hosting của bạn có yêu cầu sử dụng một tên khác cho Database Host, nhưng điều này rất hiếm.

Bước 6: Khi đã sửa xong, bạn hãy lưu lại file này và đóng cửa sổ. Nếu hệ thống hỏi bạn có muốn upload lại file lên server không, hãy nhấn Yes để tiếp tục quá trình cập nhật.

7. Cập nhật Permalink

Bước 1: Bây giờ, bạn hãy thử truy cập vào trang quản trị của website WordPress bằng đường dẫn http://ten-mien-cua-ban.com/wp-admin và đăng nhập vào hệ thống. 

Bước 2: Sau đó, bạn vào mục Settings, chọn Permalinks và nhấn Save Changes để cập nhật lại cấu trúc permalink. 

Điều này rất quan trọng để tránh lỗi 404 khi truy cập vào các bài viết và trang.

Bước 3: Nếu bạn gặp phải thông báo lỗi "Error establishing a database connection" khi truy cập vào website. Điều đó có nghĩa là thông tin database mà bạn nhập vào có thể bị sai. Khi đó, bạn hãy kiểm tra lại các thông tin này và đảm bảo nhập chính xác để website có thể hoạt động đúng.

8. Thay thế tên miền cũ ở localhost thành tên miền mới

Khi bạn làm website trên localhost, các đường dẫn như hình ảnh trong bài viết đều sử dụng tên miền của localhost, chỉ bạn mới có thể thấy được. Để thay thế các đường dẫn này bằng tên miền chính thức của website, bạn cần sử dụng một plugin. Hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bạn cài đặt và kích hoạt plugin Better Search Replace

Bước 2: Sau đó, bạn vào mục Tools, chọn Better Search Replace.

 

Bước 3: Trong khung Search for, bạn nhập tên miền cũ của bạn trên localhost. 

Bước 4: Ở phần Replace with, bạn nhập tên miền chính thức của website. 

Bước 5: Trong phần Select table, bạn nhấn Ctrl + A để chọn tất cả các bảng trong database. Rồi bỏ chọn tùy chọn Run as dry run, và cuối cùng nhấn Run.

thay thế tên miền cũ ở localhost thành tên miền mới

9. Sử dụng plugin để chuyển

Nếu bạn đã quen với cách làm thủ công như trên và muốn sử dụng một plugin để chuyển website WordPress từ localhost lên host nhanh hơn, hãy thử plugin Duplicator. Với Duplicator, bạn chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản và website sẽ được chuyển lên host mà không cần cập nhật lại tên miền.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải host nào cũng hỗ trợ Duplicator. Nhưng các host tốt nhất đều tương thích tốt với plugin này.

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách upload web WordPress lên host. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ