Ngày đăng: 8 tháng 6 năm 2024
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hosting và server bởi chúng đều giúp trang web hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa hosting và server một cách chi tiết. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Máy chủ Hosting là thuật ngữ dùng để chỉ một máy tính kết nối với mạng máy tính, được xác định bởi một định danh riêng. Dịch vụ này có thể lưu trữ dữ liệu trực tuyến, giúp trang web và các ứng dụng của bạn có thể truy cập được trên internet. Bạn có thể đăng tải hay lưu trữ mọi thông tin, dữ liệu của website lên không gian trên máy chủ.
Trong một mạng máy tính, mỗi thiết bị có một địa chỉ IP (Internet Protocol) nhất định và phần mềm riêng để thực hiện chức năng của mình. Địa chỉ IP có vai trò định danh thiết bị khi nó giao tiếp với các thiết bị khác trong mạng. Ngoài ra, các hosting còn có hostname. Trong trường hợp này, DNS (Domain Name System) chuyển đổi hostname sang địa chỉ IP để thiết bị có thể đọc và nhận diện.
Hosting hoạt động dựa trên sự tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và người dùng. Nhà cung cấp mua các máy chủ và chia sẻ tài nguyên mạng thông qua các gói dịch vụ đã thỏa thuận trước. Người dùng có thể tải lên tệp và trang web của mình lên hệ thống hosting và truy cập dữ liệu thông qua địa chỉ IP hoặc tên miền của hosting. Khi người dùng truy cập trang web, trình duyệt sẽ yêu cầu dữ liệu từ máy chủ. Và máy chủ sẽ phản hồi bằng cách truyền dữ liệu cho trình duyệt.
>>> Xem thêm: Tất tần tật về dịch vụ Hosting bạn nên biế
Server, hay máy chủ, là phần mềm hoặc phần cứng được kết nối qua Internet hoặc mạng máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và cung cấp tài nguyên cho các thiết bị khác khi truy cập. Trên server có thể cài đặt các phần mềm chuyên dụng hoặc nhiều máy tính kết nối mạng với nhau để thực hiện nhiệm vụ này.
Server tích hợp nhiều tính năng ưu việt hơn so với máy tính thông thường và được tối ưu hóa cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu. Ngoài ra, server còn cung cấp tài nguyên và lưu trữ thông tin cho các client trên cùng một mạng hoặc qua Internet.
Một server có thể phục vụ nhiều client và ngược lại, các client có thể nhận dịch vụ từ nhiều server. Server và client có thể cùng nằm trong một thiết bị hoặc ở các thiết bị khác nhau. Nếu bạn muốn vận hành một dịch vụ trên Internet như ứng dụng, website, hoặc trò chơi online, bạn sẽ cần sử dụng một server. Có thể nói, Server là nền tảng cơ bản của tất cả các dịch vụ trên Internet.
Server thường hoạt động liên tục 24/7, chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ và cung cấp tài nguyên cho các thiết bị khác trong mạng. Bao gồm máy tính, điện thoại, máy tính bảng, hoặc các thiết bị IoT.
Khi một thiết bị yêu cầu tài nguyên từ server, nó sẽ gửi yêu cầu qua mạng. Server sẽ xử lý yêu cầu và trả kết quả về cho thiết bị. Các yêu cầu này có thể bao gồm truy cập website, truy cập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, gửi email, in ấn, hoặc thực hiện các tác vụ khác.
Server thường được cấu hình để cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Ví dụ, một server web cung cấp dịch vụ cho trang web, một server cơ sở dữ liệu lưu trữ và cung cấp dữ liệu, một server mail nhận và gửi email, và một server in quản lý các yêu cầu in và thông báo trạng thái cho người dùng.
Bạn có thể so sánh sự khác nhau giữa hosting và server qua bảng dưới đây:
Nội dung |
Hosting |
Server |
Định nghĩa |
Dịch vụ cho phép lưu trữ website trên một máy chủ. |
Một máy tính hoặc hệ thống máy tính dùng để lưu trữ và quản lý dữ liệu và tài nguyên. |
Ứng dụng |
Lưu trữ website, email, ứng dụng. |
Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu, website, email, ứng dụng. |
Phạm vi |
Có thể chạy một số ứng dụng nhỏ. |
Có thể chạy các ứng dụng phức tạp và đa nền tảng. |
Quản lý |
Không cần quản lý phần cứng, phần mềm và cấu hình. |
Cần phải quản lý phần cứng, phần mềm và cấu hình. |
Cấu hình |
Không thể tùy chỉnh hoặc giới hạn về cấu hình. |
Có thể tùy chỉnh cấu hình để phù hợp với yêu cầu. |
Bảo mật |
Phụ thuộc vào nhà cung cấp hosting. |
Có thể được bảo vệ bởi các biện pháp bảo mật riêng tư và quản lý bảo mật. |
Khả năng mở rộng |
Giới hạn về khả năng mở rộng. |
Có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tài nguyên lớn hơn. |
Giá cả |
Thường có giá thành rẻ hơn. |
Thường có giá thành đắt hơn. |
>>> Xem thêm: So sánh Shared Hosting và các loại máy chủ ảo
Mặc dù hosting và server là hai khái niệm khác nhau, nhưng cả hai đều là thành phần quan trọng để mạng hoạt động ổn định và hiệu quả. Việc lựa chọn Hosting hay Cloud Server phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn.
Nếu bạn có một trang web nhỏ và không cần nhiều tài nguyên, Hosting có thể là lựa chọn phù hợp vì chi phí thấp hơn so với Cloud Server.
Tuy nhiên, nếu bạn có một trang web lớn, đòi hỏi nhiều tài nguyên hoặc cần xử lý tải lớn. Cloud Server là một lựa chọn tốt nhờ khả năng mở rộng linh hoạt và cung cấp nhiều tài nguyên hơn.
Cloud Server có khả năng chịu tải cao hơn và độ tin cậy tốt hơn so với Hosting vì được xây dựng trên hạ tầng đám mây. Điều này có nghĩa là khi một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố, các máy chủ khác sẽ tiếp quản công việc, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
Còn với Hosting, dịch vụ này cũng có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều trang web, tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp.
Hosting thường được nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc quản lý máy chủ.
Ngược lại, với Cloud Server, bạn phải tự quản lý hệ thống của mình. Điều này đòi hỏi bạn cần có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm. Hoặc bạn sẽ phải thuê nhà cung cấp dịch vụ để họ quản lý giúp bạn.
Hosting thường có chi phí thấp hơn so với Cloud Server. Nên nếu bạn không có nhiều ngân sách hoặc chỉ sử dụng cho dự án nhỏ, thì có thể lựa chọn hosting.
Ngược lại, với nhu cầu và quy mô lớn, bạn nên mua Cloud Server. Tuy nhiên, nếu bạn cần nhiều tài nguyên hoặc muốn mở rộng quy mô, chi phí của Cloud Server sẽ tăng.
>>> Xem thêm:
Nếu bạn muốn thuê dịch vụ Cloud Server chất lượng với giá cả phải chăng, thì có thể tham khảo CloudFly. CloudFly là nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server uy tín hàng đầu Việt Nam. Tự hào cung cấp cho hơn 15.000 khách hàng, công ty vẫn luôn đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mỗi người dùng.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hosting và server. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: