Các loại Storage trong OpenStack được sử dụng cho những mục đích khác nhau và nhiều người dùng có thể sẽ nhầm lẫn. Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ giải thích về tổng quan các loại Storage. Bạn có thể theo dõi để tìm hiểu rõ hơn trước khi triển khai cho hệ thống nhé.
Trước khi nói về các loại Storage trong OpenStack, chúng ta hãy cùng tìm hiểu OpenStack là gì? Openstack là một dự án IaaS (Infrastructure-as-a-Service) - điện toán đám mây có mã nguồn mở. Nó được xây dựng nhằm quản lý các nhóm tài nguyên tính toán, lưu trữ mạng khổng lồ thông qua 1 datacenter. OpenStack sẽ cung cấp, phân phối nền tảng lưu trữ và điện toán đám mây cho người dùng trên toàn thế giới.
Với đặc điểm đặc biệt trong tính năng, cấu trúc của mình, Openstack mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người dùng.
Thông thường, Storage trong OpenStack được chia làm hai loại chính là Ephemeral Storage and Persistent Storage. Về mặt công dụng, Ephemeral Storage khá đơn giản. Còn Persistent Storage thì ngược lại, nó phức tạp hơn và cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng.
Ephemeral Storage là lưu trữ tạm thời. Khi hệ thống cloud không triển khai bất kỳ hình thức nào của Persistent Storage cho người dùng cuối cùng, thì các disk của VMs sẽ được tạo ra. Chúng tồn tại tạm thời và có thể bị mất khi bạn tiến hành xóa bỏ VMs hay gặp sự cố bị tắt.
Persistent Storage là điều cần thiết với các ứng dụng quan trọng cần lưu trữ ổn định. Nó là tài nguyên lưu trữ tồn tại độc lập, luôn luôn có sẵn mặc dù các instance có thể thay đổi, xóa bỏ,… Hiện nay, có 2 loại Persistent Storage là: Object Storage và Block Storage.
Trong OpenStack, triển khai Object Storage sử dụng Swift, 1 trong 3 project cores đầu tiên của OpenStack (bên cạnh Nova và Glance). Người dùng có thể truy cập Object Storage thông qua RESR API. Trong trường hợp cần lưu trữ và quản lý một lượng dữ liệu lớn, Object Storage là một lựa chọn hiệu quả. OpenStack Object Storage cung cấp một hệ thống lưu trữ với độ sẵn sàng cao và dễ mở rộng.
Trong OpenStack, Cinder là tên mã phần mềm triển khai Block Storage. Block Storage (còn được gọi là volume storage) được gán vào các VMs dưới dạng các volume. Các Volume này là "persistent", nghĩa là các volume storage này có thể gán cho 1 instance, rồi gỡ bỏ. Và gán cho 1 instance khác mà vẫn giữ nguyên dữ liệu. Các Block Storage drivers cho phép instance truy cập trực tiếp đến phần cứng storage của thiết bị thật, giúp tăng hiệu suất đọc/ghi IO.
Như vậy, OpenStack sử dụng Object Storage (Swift) để lưu trữ các hình ảnh và sử dụng Block storage (Cinder) để cấp volumes cho các instances.
CloudFly là nhà cung cấp dịch vụ dịch vụ hạ tầng IT Cloud chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công ty đã phát triển Block Storage - dạng lưu trữ khối trong kiến trúc điện toán đám mây. Bạn có thể tùy chọn các loại Block Storage HDD phù hợp với nhu cầu lưu trữ ít truy xuất, backup dự phòng. Hoặc Block Storage NVMe phục vụ cho các nhu cầu về tốc độ cao, xử lý và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. Với giá cực rẻ chỉ từ 500đ/1GB/tháng, bạn có thể dễ dàng thêm dung lượng lưu trữ cho Cloud Server của mình.
>>> Xem thêm: Tổng Quan Về Block Storage
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại Storage trong OpenStack. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn mua Block Storage, hãy liên hệ ngay với CloudFly. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và hỗ trợ cho bạn bất cứ lúc nào!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
>>> Xem thêm: