Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Các Mô Hình Dịch Vụ Điện Toán Đám Mây

Trong kỷ nguyên số, điện toán đám mây đã trở thành một phần không thể thiếu trong hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Mô hình dịch vụ điện toán đám mây không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn nâng cao khả năng linh hoạt và hiệu quả hoạt động. Trong bài viết này, CloudFly sẽ tìm hiểu chi tiết về các mô hình dịch vụ điện toán đám mây. Hãy theo dõi ngay để khám phá ưu nhược điểm của từng loại và đưa ra quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp của mình nhé.

tìm hiểu chi tiết về các mô hình dịch vụ điện toán đám mây

1. Mô hình dịch vụ điện toán đám mây Public Cloud

Dịch vụ Public Cloud là một mô hình điện toán đám mây cung cấp cho người dùng những dịch vụ và công cụ bên ngoài tường lửa, được nhà cung cấp đám mây quản lý. Đây là mô hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng. Người dùng có thể truy cập các dịch vụ này sau khi đăng ký và thanh toán với nhà cung cấp. Có thể nói, dịch vụ lưu trữ đám mây Public Cloud phù hợp cho hầu hết người dùng Internet có nhu cầu về các dịch vụ cụ thể, tài nguyên, hoặc cần phát triển phần mềm và môi trường kiểm thử.

Ưu điểm:

  • Không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ.
  • Phù hợp với hầu hết các yêu cầu của khách hàng nhờ khả năng mở rộng và tính linh hoạt của phần mềm.
  • Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chuyên môn công nghệ.

Nhược điểm:

  • Người dùng phải phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ do không có quyền quản lý dữ liệu.
  • Chi phí dịch vụ có thể tăng cao khi áp dụng với quy mô lớn.
  • Mức độ bảo mật và kiểm soát dữ liệu chưa được đánh giá cao, gây lo ngại cho khách hàng.

mô hình dịch vụ điện toán đám mây public cloud

2. Mô hình dịch vụ điện toán đám mây Private Cloud

Private Cloud là mô hình dịch vụ điện toán đám mây hoạt động bên trong tường lửa của công ty và do doanh nghiệp tự quản lý. Về cơ bản, nó khá giống với Public Cloud, tuy nhiên có một sự khác biệt quan trọng là đối tượng sử dụng. Trong khi Public Cloud được thiết kế để phục vụ nhiều người dùng khác nhau, thì Private Cloud được phát triển đặc biệt cho từng khách hàng riêng lẻ. 

Private Cloud chủ yếu được sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu kiểm soát và quản lý dữ liệu chặt chẽ. Mô hình này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có yêu cầu cao về bảo mật dữ liệu. Đây là một xu hướng phổ biến giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin của mình.

Ưu điểm:

  • Ngăn chặn các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp truy cập vào dữ liệu nội bộ của công ty.
  • Cho phép khách hàng tùy chỉnh dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
  • Có khả năng mở rộng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
  • Có thể linh hoạt thay đổi cơ sở hạ tầng công nghệ theo nhu cầu và tính chất của từng bộ phận doanh nghiệp.
  • Mức độ bảo mật cao và bảo vệ an toàn thông tin khách hàng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với Public Cloud.
  • Đối với dữ liệu có tính bảo mật cao, người dùng có thể bị hạn chế truy cập.
  • Một số trường hợp có thể không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do không tính trước được số lượng.

>>> Xem thêm: Phân Biệt Public Cloud Và Private Cloud

mô hình dịch vụ điện toán đám mây private cloud

3. Mô hình dịch vụ điện toán đám mây Hybrid Cloud

Hybrid Cloud là sự kết hợp của Private Cloud và Public Cloud và được coi là một mô hình điện toán đám mây “lai”. Vì vậy, nó sở hữu nhiều tính năng ưu việt hơn so với các mô hình khác hiện nay. Thay vì chỉ sử dụng các dịch vụ từ bên thứ ba, khi áp dụng Hybrid Cloud, doanh nghiệp có thể tự tạo cơ sở dữ liệu và chia sẻ việc quản lý với các nhà cung cấp. Do đó, đây là lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp và cá nhân có yêu cầu cao về bảo mật dữ liệu. Cũng như muốn tối ưu hóa hạ tầng công nghệ mà không làm ảnh hưởng đến các công nghệ khác.

Ưu điểm:

  • Cải thiện khả năng mở rộng dữ liệu trên Public Cloud mà không làm lộ thông tin quan trọng.
  • Được đánh giá cao về độ tin cậy và bảo mật nhờ sự phân phối dịch vụ qua nhiều mô hình khác nhau.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với các mô hình đám mây khác do có nhiều tính năng hơn.
  • Với việc tích hợp nhiều tính năng, Hybrid Cloud yêu cầu cơ sở hạ tầng đám mây rộng lớn. Điều này làm cho việc quản lý dữ liệu trên Public Cloud trở nên khó khăn hơn.
  • Sự phức tạp của Hybrid Cloud đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ tổ chức quản lý tốt và có năng lực.

>>> Xem thêm: So Sánh Public Cloud, Private Cloud Và Hybrid Cloud

mô hình dịch vụ điện toán đám mây hybrid cloud

4. Mô hình dịch vụ điện toán đám mây Community Cloud

Community Cloud là mô hình dịch vụ điện toán đám mây dành cho một cộng đồng người dùng cụ thể. Chẳng hạn như một doanh nghiệp, tổ chức hoặc một nhóm lớn hơn. Các doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu tương tự có thể chia sẻ tài nguyên và sử dụng dịch vụ chung với nhau. Mô hình này hướng đến các doanh nghiệp và tổ chức có mô hình hoạt động tương đồng nhau và cần chia sẻ cơ sở hạ tầng cũng như tài nguyên công nghệ.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí nhờ việc dùng chung tài nguyên giữa nhiều khách hàng.
  • Độ bảo mật và kiểm soát dữ liệu khá ổn định do cơ sở hạ tầng công nghệ đồng nhất với nhau.
  • Các tổ chức có thể dễ dàng và nhanh chóng chia sẻ dữ liệu cũng như hợp tác với nhau.

Nhược điểm:

  • Các khách hàng chỉ có thể chia sẻ dữ liệu qua dung lượng băng thông hoặc dung lượng cố định.
  • Mô hình Community Cloud chưa phổ biến và ít được áp dụng.

mô hình dịch vụ điện toán đám mây community cloud

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các mô hình dịch vụ điện toán đám mây. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ