Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục

Tất Tần Tật Về Domain Name System

Trong quá trình xây dựng trang web, bạn có thể gặp thuật ngữ DNS ở một số bài về tên miền. Đây là từ viết tắt của Domain Name System. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về nó thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây. CloudFly đã tổng hợp tất tần tật kiến thức về DNS để bạn tham khảo.

domain name system

1. Domain Name System Là Gì?

Domain name system (DNS) là hệ thống phân giải tên miền, được phát minh vào năm 1984 cho Internet. Nó cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Ta có thể hiểu đơn giản rằng, DNS là hệ thống chuyển đổi tên miền website sang địa chỉ IP tương ứng và ngược lại. Ví dụ như tên miền là abc.com thì đổi sang IP là 123.45.678.9. Bởi vì địa chỉ IP dài và khó nhớ nên đổi sang domain name cho dễ đọc, dễ nhớ. Còn máy tính chỉ hiểu những con số nên phải đổi ngược lại sang IP. 

Domain Name System liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm định vị và gán địa chỉ cụ thể cho các thông tin và những người tham gia trên Internet.  Nếu coi trang web của bạn là ngôi nhà, tên miền là địa chỉ, thì DNS là bản đồ xác định ngôi nhà của bạn.

2. Chức Năng Của Domain Name System

Domain Name System được coi như một “phiên dịch viên”. Nó sẽ “dịch” tên miền thành địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi nhập địa chỉ website trên trình duyệt, bạn sẽ truy cập vào trang web. Bởi DNS đã thực hiện công việc “dịch” sang địa chỉ IP giúp trình duyệt hiểu và truy cập đến trang web đó. Nên bạn chỉ cần nhớ tên miền mà không cần nhập dãy số địa chỉ IP khó nhớ.

Ngoài ra, DNS còn có chức năng ghi nhớ domain name mà nó đã phân giải. Khi bạn truy cập vào những lần tiếp theo, nó sẽ ưu tiên sử dụng. Giúp bạn vào trang web và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

domain name system

3. Cách Hoạt Động Của Domain Name System

Như đã nói ở trên, DNS sẽ chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP để máy tính có thể hiểu và sử dụng. Quá trình dịch này được gọi là phân giải DNS. Cách hoạt động của DNS được thực hiện qua các bước dưới đây.

Bước 1: Người dùng sẽ nhập địa chỉ trang web vào trên trình duyệt. Khi đó trình duyệt sẽ gửi một thông báo, được gọi là truy vấn Recursive DNS, đến mạng Internet để tìm ra địa chỉ IP và địa chỉ mạng của tên miền tương ứng.

Bước 2: Truy vấn chuyển đến máy chủ Recursive DNS, còn gọi là recursive resolver, được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet (IPS). Nếu recursive resolver có địa chỉ, nó sẽ trả lại địa chỉ cho người dùng. Và bạn có thể truy cập trang web.

Bước 3: Nếu máy chủ Recursive DNS không có câu trả lời, nó sẽ truy vấn các máy chủ khác theo thứ tự: DNS root name servers, top-level domain (TLD) name servers and authoritative name servers.

Bước 4: Ba loại máy chủ trên hoạt động cùng nhau và tiếp tục chuyển hướng cho đến khi chúng truy xuất bản ghi DNS có chứa địa chỉ IP được truy vấn. Nó sẽ gửi thông tin này đến máy chủ Recursive DNS và tải trang web mà người dùng đang tìm kiếm. 

Bước 5: Máy chủ Recursive lưu trữ bộ nhớ đệm, bản ghi A cho tên miền, chứa địa chỉ IP. Khi nhận được yêu cầu tên miền đó vào lần tiếp theo, nó có thể phản hồi trực tiếp cho người dùng mà không cần truy vấn các máy chủ khác. Nếu truy vấn đến máy chủ có thẩm quyền và không thể tìm thấy thông tin, sẽ trả về một thông báo lỗi.

domain name system

4. Các Loại Máy Chủ Domain Name System

Để hoàn thành nhiệm vụ, domain name system đã phải truy vấn bốn máy chủ theo thứ tự dưới đây.

4.1. Recursive server

Recursive server nhận các truy vấn DNS từ trình duyệt web. Nếu máy chủ đã lưu vào bộ nhớ đệm, nó sẽ cung cấp câu trả lời và người dùng có thể truy cập vào trang web. Còn nếu không, Recursive server sẽ truy cập vào máy chủ tiếp theo.

4.2. Root name server

Root name server là nơi đầu tiên Recursive server gửi truy vấn nếu nó không trả lời được. Root name server như một thư viện của tất cả các máy chủ, giúp định hướng tìm kiếm thông tin. Sau đó, máy chủ này sẽ gửi phản hồi rằng nó cần tìm trong các TLD server cụ thể nào.

4.3. TLD server

TLD server truy vấn dựa trên miền cao cấp nhất như .com, .net, .org,... trong URL. Đây là nơi quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung. TLD Name Server sẽ phản hồi từ Root name server. Sau đó gửi truy vấn đến  Authoritative name server - nơi chứa dữ liệu về tên miền đó.

4.4. Authoritative name server

Đây là nơi kiểm tra cuối cùng cho truy vấn DNS. Các máy chủ này biết mọi thứ về một miền nhất định và xử lý phần subdomain của domain name. Nó chứa các bản ghi tài nguyên DNS với thông tin cụ thể về tên miền. Và trả lại bản ghi cần thiết cho Recursive server để gửi lại cho máy khách. Sau đó lưu vào bộ đệm để tra cứu trong tương lai.

Có thể hiểu một cách đơn giản là, Recursive server chủ yếu thay mặt người dùng truy vấn và Authoritative name server sẽ trả lời truy vấn của người dùng. Root name server và TLD server xử lý truy vấn khi nó đi từ Recursive server đến cơ quan có thẩm quyền thích hợp.

domain name system

5. CloudFly - Cung Cấp Tên Miền Uy Tín Chất Lượng

Nếu bạn đã hiểu rõ hơn về domain name system và muốn mua tên miền, CloudFly sẽ là nhà cung cấp đáng tin cậy nhất. Bạn có thể đăng ký domain một cách nhanh chóng và thuận tiện. Công ty luôn đảm bảo cung cấp những dịch vụ chất lượng với giá rẻ nhất thị trường. Hỗ trợ quản lý tên miền và giúp doanh nghiệp xây dựng trang web hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về domain name system. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn mua tên miền, hãy liên hệ ngay với CloudFly qua hotline 0904.558.448 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm:







 

Chia sẻ