Storage Server là một giải pháp lưu trữ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng. Nó giúp quản lý dữ liệu hiệu quả với chi phí thấp, khả năng mở rộng cao và tiện lợi. Vậy Storage Server là gì? Hãy cùng CloudFly theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé.
Storage Server hay còn gọi là Máy chủ lưu trữ, là một loại máy chủ được sử dụng để lưu trữ, quản lý, bảo mật và truy cập dữ liệu. Nó cho phép lưu trữ và truy xuất lượng dữ liệu nhỏ và lớn qua Share Network hoặc Internet. Tuy nhiên, máy chủ lưu trữ thường không mạnh mẽ bằng một server tiêu chuẩn. Nhưng bù lại, Storage Server cung cấp thêm nhiều không gian lưu trữ, các tiện ích quản lý, giao diện truy cập lưu trữ, hoặc truy xuất dữ liệu chuyên dụng. Nó là thành phần trung tâm của các công nghệ mạng lưu trữ như Network Attached Storage (NAS), Direct Attached Storage (DAS) và các công nghệ khác.
Sau khi hiểu rõ Storage Server là gì, ta có thể thấy nó cũng tương tự như File Server. Mục đích của các máy chủ này là lưu trữ các tệp máy tính như hình ảnh, video, wave files,... giữa các máy tính được kết nối với mạng chung. File Server không xử lý các nhiệm vụ tính toán hoặc chạy các chương trình máy khách. Các máy chủ này được thiết kế theo mô hình client-server, trong đó các máy khách là các trạm sử dụng storage.
>>> Xem thêm: Phân Biệt Các Loại Storage
Storage Server được phân thành hai loại chính gồm: máy chủ chuyên dụng và máy chủ không chuyên dụng. Một server chuyên dụng chỉ được sử dụng như File Server, với các máy trạm dành riêng cho việc đọc, ghi cơ sở dữ liệu và tệp. Disk array được hình thành để lưu trữ các tệp dữ liệu. Công nghệ này được thiết kế để vận hành nhiều ổ đĩa như một khối thống nhất. Disk Array bao gồm bộ nhớ đệm (nhanh hơn đĩa từ), lưu trữ nâng cao và RAID.
Sau khi máy tính được cấu hình và công khai trên mạng, bạn có thể truy cập không gian lưu trữ khả dụng trên Storage Server bằng cách map các driver trên máy tính của mình. Khi được map xong, hệ điều hành của máy tính sẽ nhận dạng Storage Server như một device bổ sung. Nếu cấu hình mạng chính xác, tất cả các máy tính đều được cấp quyền khởi tạo, sửa đổi và thực thi tệp trực tiếp từ máy chủ. Đồng thời bổ sung thêm không gian lưu trữ dùng chung cho mỗi máy tính được kết nối.
Khi thiết kế storage server, bạn cần xem xét không gian lưu trữ, tốc độ truy cập, khả năng quản trị, phục hồi, ngân sách và mức độ bảo mật. Cấu trúc phức tạp được nâng cao bởi môi trường thay đổi liên tục với các phần cứng và công nghệ bổ sung thay thế. Trong khi vẫn duy trì khả năng truy cập và khả năng tương thích. Các nhà cung cấp thường sử dụng mô hình queue để kiểm soát tải trong cao điểm, lưu lượng và thời gian phản hồi. Hệ thống cân bằng tải cũng thường được bao gồm trong các máy chủ để phân phối các yêu cầu giữa các phần cứng được kết nối. Thiết bị phần cứng máy chủ chính là ổ cứng.
Còn khả năng bảo mật của Storage Server là gì? Storage Server thường bao gồm một số hình thức bảo mật hệ thống để giới hạn quyền truy cập tệp đối với người dùng hoặc nhóm người dùng cụ thể. Trong các tổ chức lớn, bảo mật được xử lý bởi các directory service như openLDAP, Microsoft's Active Directory Novell's eDirectory.
Các server được thiết kế để hoạt động trong môi trường tính toán phân cấp. Trong đó, người dùng, tệp, ứng dụng và máy tính được coi là các đối tượng riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau trên một mạng cấp quyền dựa trên thông tin đăng nhập của nhóm hoặc người dùng nhất định. Đối với các các tổ chức nhỏ, việc xác thực diễn ra trực tiếp trên server. Nhưng với các tổ chức lớn, directory service thường bao gồm rất nhiều file server, có thể lên tới hàng trăm.
Lợi ích chính của Storage Server là không gian lưu trữ mà nó cung cấp cho các tệp có sẵn cho tất cả các máy tính kết nối mạng. Nó hữu ích khi nhiều người yêu cầu quyền truy cập vào cùng một tệp vì loại bỏ nhu cầu tạo nhiều bản sao. Bởi các tệp được lưu trữ ở một vị trí duy nhất và được giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, máy chủ lưu trữ cũng cho phép quản lý dữ liệu tốt hơn, đồng thời bổ sung thêm các bảo mật.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, CloudFly cũng phát triển và cung cấp dịch vụ Block Storage chất lượng. Bạn có thể thể dễ dàng thêm dung lượng lưu trữ cho máy chủ của mình với giá chỉ từ 500đ/1GB/tháng. Với tính sẵn sàng cao và khả năng mở rộng linh hoạt, Block Storage đảm bảo đáp ứng tối đa mọi yêu cầu về lưu trữ. Doanh nghiệp có thể sử dụng Block Storage HDD phù hợp với nhu cầu lưu trữ ít truy xuất, backup dự phòng. Hoặc Block Storage NVMe phục vụ cho các nhu cầu về tốc độ cao, xử lý và truy xuất dữ liệu nhanh chóng.
>>> Xem thêm:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ Storage Server là gì. Nếu còn thắc mắc hay muốn mua Block Storage giá rẻ, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: