Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Sự Khác Nhau Giữa Storage Và RAM

Nếu có sự hiểu biết về các thành phần máy tính, bạn có thể chẩn đoán những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất của máy và đưa ra cách cải thiện chính xác. Đa số người dùng máy tính thường không rõ về Storage và RAM trong máy tính của họ. Vậy sự khác nhau giữa Storage và RAM là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

storage và ram

1. Tổng Quan Về Storage Và RAM

1.1. Storage là gì?

Ngày nay, Storage được sử dụng phổ biến, bao gồm một ổ đĩa, một ổ cứng HDD hoặc SSD. Nó có thể cung cấp nhiều không gian để lưu trữ các ứng dụng, dữ liệu và thông tin cho công việc của bạn. Nếu Storage của bạn có ổ cứng SSD, hệ thống sẽ hoạt động ngày càng nhanh và ổn định. Bởi SSD sử dụng một loại mạch nhớ đặc biệt để lưu trữ dữ liệu. Mạch tích hợp này có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ổ cứng. Thông tin dữ liệu của bạn vẫn được giữ nguyên vị trí ngay cả khi máy tính đã tắt. Và bạn không cần tải lại hay nhập lại thông tin mỗi khi sử dụng máy tính. Đó là lý do mà hệ thống máy chủ cần có bộ nhớ ngoài RAM.

>>> Xem thêm: Storage Là Gì? Các Loại Storage

1.2. RAM là gì?

RAM là viết tắt của Random Access Memory, là bộ nhớ chính của máy tính. Bạn có thể coi nó như không gian làm việc mà máy tính sử dụng để hoàn thành công việc. Khi bạn vào ứng dụng hay mở nhiều tài liệu, một phần không gian này sẽ được sử dụng. Nó sẽ bị che đi và không thể dùng bất cứ thứ gì khác. 

Dữ liệu được lưu trữ trong RAM có thể truy cập gần như ngay lập tức bất kể nó ở đâu trong bộ nhớ. RAM giúp bạn sử dụng dữ liệu dễ dàng, nhưng khi đầy bộ nhớ thì sẽ khó sử dụng. Bạn có thể lắp thêm nhiều RAM để cải thiện hiệu suất, sử dụng được nhiều ứng dụng và tài liệu cùng một lúc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các tệp lớn, bạn nên kiểm tra xem RAM của máy tính có thể nâng cấp được hay không.

storage và ram

2.  Storage và RAM ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất máy tính

2.1. Storage

Ngay cả khi cài đặt nhiều RAM, máy tính vẫn cần đọc và ghi thông tin từ hệ thống lưu trữ (ổ cứng hoặc SSD). Ổ cứng có nhiều tốc độ và kích cỡ khác nhau. Vận tốc quay càng lớn thì hiệu suất càng nhanh. Tuy nhiên, ổ đĩa nhanh hơn sẽ có giá cao, to hơn và sử dụng nhiều điện hơn. Nên bạn có thể cân nhắc để lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, SSD cũng được nhiều người sử dụng phổ biến. Đây là loại lưu trữ máy tính được ưa chuộng vì nó nhanh hơn và chiếm ít dung lượng hơn so với ổ cứng truyền thống. Nó cũng ít bị ảnh hưởng bởi va đập vật lý và từ trường. Nhưng SSD lại có giá cao khiến bạn tốn nhiều tiền hơn so với ổ cứng.

2.2. RAM

Đối với hầu hết các mục đích sử dụng chung của máy tính thì chỉ cần có RAM là đủ, Tuy nhiên, bạn nên bổ sung thêm bộ nhớ để đáp ứng nhu cầu từ các ứng dụng và hệ điều hành mới hơn. 

Khi RAM của bạn bị đầy, mà máy tính vẫn phải tiếp tục hoạt động. Thì hệ thống sẽ bắt đầu tạm thời sử dụng ổ cứng hoặc SSD làm “bộ nhớ ảo”. Bạn có thể sử dụng SSD để bộ nhớ được truy xuất với tốc độ nhanh hơn. Trong khi sử dụng ổ cứng truyền thống sẽ khá chậm. 

storage và ram

Cho dù bạn định cấu hình bộ nhớ của máy tính như thế nào, thì cũng có thể gặp những sự cố không mong muốn. Nên hãy chuẩn bị cho mình những trường hợp để sao lưu và khôi phục mọi thứ một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng Block Storage chất lượng tại CloudFly. Với giá cực rẻ chỉ từ 500đ/1GB/tháng, Block Storage vẫn có tính sẵn sàng cao, khả năng mở rộng lớn và linh hoạt. Giúp bạn lưu trữ và backup dữ liệu nhanh chóng hơn. 

>>> Xem thêm: Tổng Quan Về Block Storage

Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Storage và RAM. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hay muốn mua Block Storage, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

>>> Xem thêm:

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ