Kể từ khi được thành lập vào năm 2015, OpenAI không ngừng tạo ra những đổi mới đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Tổ chức này đã thực hiện hàng loạt dự án nổi bật, từ các mô hình ngôn ngữ tiên tiến cho đến các công cụ học máy và phần mềm nghiên cứu. Trong bài viết này, CloudFly sẽ giúp bạn khám phá về OpenAI là gì và 16 dự án đáng chú ý nhất của OpenAI. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những sáng tạo đang định hình tương lai của AI!
OpenAI là một tổ chức nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) với mục tiêu phát triển AI để mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Được thành lập vào tháng 12 năm 2015, OpenAI hoạt động nhằm thúc đẩy công nghệ AI một cách an toàn và có trách nhiệm. Tổ chức này không chỉ tập trung vào việc phát triển các mô hình ngôn ngữ mà còn làm việc trên nhiều dự án khác liên quan đến AI. Bao gồm học máy, robotics và nghiên cứu cách AI có thể hỗ trợ con người trong các lĩnh vực khác nhau.
OpenAI được thành lập tại San Francisco bởi Sam Altman, Elon Musk và các cộng sự với sự tài trợ ban đầu lên đến 1 tỷ USD. Năm 2018, Elon Musk rời khỏi hội đồng quản trị nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ tài chính cho tổ chức. Vào năm 2019, Microsoft và Matthew Brown Companies đã đầu tư thêm 1 tỷ USD vào OpenAI LP. Hiện nay, tổ chức bao gồm hai nhánh chính: OpenAI Incorporated (OpenAI Inc.), hoạt động phi lợi nhuận, và OpenAI Limited Partnership (OpenAI LP), công ty con hoạt động vì lợi nhuận.
Tháng 12 năm 2015, OpenAI chính thức được thành lập bởi các tên tuổi nổi bật như Elon Musk, Sam Altman, và các nhà đầu tư khác. Tổ chức này nhằm mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) một cách an toàn và có lợi cho toàn nhân loại.
Tháng 4 năm 2016, OpenAI đã giới thiệu OpenAI Gym, một nền tảng nghiên cứu học tập củng cố, mở ra những bước tiến mới trong lĩnh vực AI. Sau đó, vào tháng 12 năm 2016, họ phát hành “Universe”. Đây là một nền tảng phần mềm đột phá để đào tạo trí thông minh nhân tạo tổng quát (AGI) và đánh giá khả năng của AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Năm 2018, Elon Musk rút khỏi hội đồng quản trị nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ OpenAI dưới vai trò nhà tài trợ. Sang năm 2019, OpenAI chuyển sang mô hình phát triển vì lợi nhuận. Cùng năm đó, tổ chức này hợp tác với Microsoft và nhận được gói đầu tư trị giá 1 tỷ USD. Nhờ đó tạo đà thúc đẩy cho các dự án AI đầy tham vọng.
Năm 2020, OpenAI công bố GPT-3, một mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện trên hàng nghìn tỷ từ trên Internet. Đến năm 2021, OpenAI tiếp tục gây ấn tượng với DALL-E, một mô hình học sâu có khả năng tạo ra hình ảnh kỹ thuật số từ mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Và cuối cùng, vào tháng 12 năm 2022, OpenAI ra mắt bản xem trước miễn phí của ChatGPT. Dịch vụ này đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ giới truyền thông và người dùng trên toàn thế giới.
DALL-E là dự án của OpenAI dùng công nghệ học sâu để tạo hình ảnh từ mô tả văn bản. Phiên bản mới nhất hiện nay là DALL-E 2, cung cấp hình ảnh chất lượng cao hơn và khả năng sáng tạo đa dạng hơn.
Ví dụ, DALL-E có thể biến mô tả như “ngôi nhà hai tầng màu hồng, rào trắng, cửa đỏ” thành hình ảnh cụ thể. DALL-E 2 còn có API giúp các nhà phát triển tạo hình ảnh từ văn bản nhanh chóng.
OpenAI Gym là thư viện mã nguồn mở giúp xây dựng và đánh giá thuật toán học tăng cường. Được phát hành vào tháng 4 năm 2016, Gym cung cấp nhiều môi trường mô phỏng chuẩn và bài toán học tập. Đồng thời hỗ trợ ngôn ngữ Python và làm việc tốt trong nghiên cứu học máy.
RoboSumo là các tác nhân ảo học cách di chuyển và đẩy đối thủ ra khỏi sàn đấu mà không có hướng dẫn cụ thể. Chúng tự học thông qua tương tác và thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Sự cạnh tranh giữa các tác nhân này giúp cải thiện khả năng hoạt động của trí tuệ nhân tạo.
Universe, ra mắt vào tháng 12 năm 2016, là một công cụ của OpenAI để đo lường và huấn luyện trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI). Nó giúp AI thực hiện tác vụ trong nhiều môi trường khác nhau như trang web và trò chơi, thường được kết hợp với OpenAI Gym.
Năm 2018, OpenAI giới thiệu Debate Game, công cụ đào tạo AI tranh luận về các chủ đề phức tạp dưới sự giám sát của con người. Mục đích của nó là giúp đánh giá cách các mô hình AI lập luận và ra quyết định trong các cuộc tranh luận.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2018, OpenAI giới thiệu GPT (Generative Pre-trained Transformer). Đây là một bước đột phá trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. GPT mở đường cho các mô hình ngôn ngữ mạnh mẽ sau này, bao gồm cả ChatGPT.
GPT-2 là phiên bản nâng cấp của GPT, ra mắt vào tháng 2 năm 2019. OpenAI ban đầu chỉ phát hành phiên bản rút gọn vì lo ngại về việc lạm dụng công nghệ. Nhưng sau đó phiên bản đầy đủ đã được công bố vào tháng 11 năm 2019.
Vào tháng 6 năm 2020, OpenAI giới thiệu GPT-3, một mô hình ngôn ngữ với 175 tỷ tham số, gấp nhiều lần GPT-2 (1,5 tỷ tham số). GPT-3 thể hiện khả năng vượt trội trong nhiều tác vụ xử lý ngôn ngữ, từ dịch thuật đến tạo mã. Mặc dù Microsoft có giấy phép độc quyền sử dụng mã nguồn, OpenAI vẫn cung cấp quyền truy cập thông qua API của họ.
Tháng 11 năm 2022, OpenAI ra mắt ChatGPT - 3.5, nhanh chóng thu hút 1 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày. Công cụ này mang đến giao diện trò chuyện, cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng nhiều ngôn ngữ và nhận câu trả lời nhanh chóng. Tháng 3 năm 2023, OpenAI tiếp tục ra mắt GPT-4. Phiên bản này cung cấp câu trả lời thông minh hơn và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phức tạp của người dùng.
Vào tháng 6 năm 2020, OpenAI phát hành một API đa năng. Giúp các nhà phát triển truy cập và sử dụng các mô hình AI mới nhất để xử lý nhiệm vụ liên quan đến ngôn ngữ.
MuseNet, ra mắt năm 2019, là một mô hình AI sáng tác nhạc dựa trên mạng nơ-ron. Nó có khả năng tạo ra các đoạn nhạc MIDI theo 15 phong cách và 10 nhạc cụ khác nhau.
Tiếp đó, OpenAI cho ra mắt Jukebox, một thuật toán AI tạo nhạc và giọng hát. Công cụ này được đào tạo trên kho dữ liệu gồm 1,2 triệu bài hát, cho phép tạo ra các bản nhạc mới dựa trên yêu cầu của người dùng.
OpenAI Microscope là một công cụ cho phép bạn khám phá cấu trúc bên trong của tám mô hình mạng nơ-ron phổ biến. Nó cung cấp hình ảnh chi tiết về từng lớp và nơ-ron quan trọng. Nhờ đó giúp các nhà nghiên cứu hiểu cách hoạt động và chức năng của các mô hình này.
OpenAI Codex được phát triển từ GPT-3 và đào tạo trên 54 triệu kho lưu trữ GitHub, ra mắt vào giữa năm 2021. Codex là nguồn sức mạnh cho GitHub Copilot và hiện đã có API Codex beta hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, đặc biệt là Python.
Dactyl là dự án sử dụng học máy để huấn luyện bàn tay robot Shadow Hand điều khiển vật thể trong môi trường mô phỏng. Với thuật toán học tăng cường và mã đào tạo giống như OpenAI Five, Dactyl có thể điều khiển vật thể bằng cách “nhìn” qua camera RGB. Năm 2018, Dactyl đã thành công điều khiển lăng kính bát giác và khối lập phương. Và đến năm 2019, nó giải được Rubik nhanh hơn 40% so với con người.
OpenAI Five là hệ thống AI chơi Dota 2 ở cấp độ chuyên nghiệp. Công cụ này sử dụng học sâu, học tăng cường và học có giám sát. Với khả năng tự học và tự thi đấu, OpenAI Five đã cải thiện chiến thuật và kỹ năng, đánh bại các game thủ chuyên nghiệp trong các trận đấu.
Gym Retro là một công cụ của OpenAI dùng để nghiên cứu học máy tăng cường trong trò chơi điện tử. Thay vì tối ưu hóa AI cho từng nhiệm vụ riêng lẻ, Gym Retro cho phép áp dụng các thuật toán học máy cho nhiều trò chơi. Nhờ đó giúp khái quát hóa và tăng tính ứng dụng của các thuật toán này.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về OpenAI là gì và 16 dự án nổi bật của OpenAI đã thực hiện. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký dịch vụ này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: