Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về VPS

Ngày nay, VPS được sử dụng phổ biến gần như không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Nó được coi là giải pháp cung cấp dịch vụ lưu trữ website tối ưu. Vậy VPS là gì? Bạn cần phải biết gì về VPS? Hãy cùng CloudFly tìm hiểu về VPS qua bài viết dưới đây nhé.

tìm hiểu về vps

1. Vps Là Gì?

VPS (viết tắt của Virtual Private Server) là máy chủ ảo được tạo ra bằng cách chia máy chủ vật lý thành nhiều server khác. Các máy chủ ảo này có tính năng tương tự như máy chủ riêng và hoạt động dưới dạng chia sẻ nguồn tài nguyên từ server vật lý ban đầu.

2. Các Thông Số Cần Biết Khi Tìm Hiểu Về Vps

Bởi độ phổ biến của VPS, nhiều nhà cung cấp đã cho thuê dịch vụ VPS đa dạng chất lượng. Để tìm được VPS phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu tất tần tật những thông số về VPS dưới đây.

tìm hiểu về vps

2.1. RAM

RAM là bộ nhớ chính của máy tính. Nếu máy chủ ảo của bạn càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt. Bởi khi sử dụng VPS, doanh nghiệp của bạn sẽ cần RAM để xử lý các vấn đề như mã PHP và phần mềm PHP, xử lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ đọc dữ liệu,...

Bạn có thể lựa chọn RAM từ 512MB đến 16GB phụ thuộc vào lưu lượng truy cập của trang web và cách tối ưu VPS. Vậy nên sử dụng RAM thích hợp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.

2.2. SWAP

SWAP là bộ nhớ ảo lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM bị đầy. Nó là không gian lưu trữ trên ổ cứng, không phải là một bộ nhớ độc lập nên không phải VPS nào cũng hỗ trợ bộ nhớ SWAP. Chỉ có các máy chủ ảo XEN VPS mới hỗ trợ bộ nhớ ảo này. Mặc dù có thể bạn không phải sử dụng SWAP nhưng cũng nên biết nếu cần.

2.3. Disk

Disk (hay còn gọi là ổ đĩa cứng hoặc ổ cứng) là không gian lưu trữ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website lưu trên đó.

Hiện nay có 2 loại ổ đĩa:

  • HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng nhất vẫn được sử dụng trên máy tính.
  • SSD (Solid State Drive): SSD hoặc ổ cứng bán dẫn, là loại ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với HDD 300 lần. Ví dụ, test thử ổ HDD có tốc độ truy xuất chỉ khoảng 80mb/s nhưng SSD thì có tốc độ lên tới hơn 400mb/s.

Bởi SSD có tính năng tốt hơn nhiều nên thông thường thì ổ cứng SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD.

2.4. CPU Core

CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một máy chủ vật lý có lượng core nhất định và nó được chia cho các VPS. Bạn cần chú ý đến 2 chỉ tiêu quan trọng là số core và tốc độ xung nhịp của CPU. Nếu số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt. Nếu bạn mua các gói VPS từ nhà cung cấp, bạn có thể được chọn từ 1 đến 3 core

2.5. Bandwidth/ Transfer

Bandwidth hay Transfer đều có nghĩa là băng thông. Tức là lưu lượng được phép truyền tải dữ liệu đi. Chẳng hạn như bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPS thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông.

Bằng thông càng cao thì tốc độ xử lý và truy xuất dữ liệu càng nhanh. Điều đó càng có lợi cho bạn nếu như nhiều người cùng truy cập vào trang web của bạn, trang web vẫn hoạt động ổn định và nhanh chóng.

2.6. IP

IP (viết tắt của Internet Protocol) là số lượng địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sẽ cấp cho bạn khi mua hoặc thuê VPS. Nếu doanh nghiệp bạn mua nhiều địa chỉ IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung class A và B. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên.

2.7. Uptime

Một điểm cần tìm hiểu trước khi thuê VPS là thời gian uptime, là thời gian hoạt động của VPS. Các nhà cung cấp thường đảm bảo thời gian uptime từ 99,95% đến 99,99%. Bởi để đạt uptime lên 100% cần một sự nỗ lực và đầu tư rất lớn. Uptime càng cao thì thời gian hoạt động của trang web càng được đảm bảo. Sẽ giúp bạn hạn chế rất nhiều việc như bị ngưng hoạt động, không truy cập được trang web.

3. Nguyên Tắc Hoạt Động Của Vps

VPS là một máy chủ ảo hoạt động giống như máy chủ vật lý. Công ty cung cấp dịch vụ máy chủ ảo sẽ cài đặt ảo hóa trên hệ điều hành máy chủ. Lớp ảo hóa này sẽ chia máy chủ thành các server khác nhau với các tài nguyên được phân tách riêng trên cùng một hệ thống vật lý. Vậy nên khi một máy chủ ảo VPS bị tấn công thì các server VPS khác trên cùng hệ thống sẽ không bị ảnh hưởng. Điều này giúp VPS vượt trội hơn Share Host vì khi nhiều trang web ở chung trên một server chạy Share Host có chung tài nguyên. Nếu một trang web bị tấn công DDos, các trang web trên cùng server sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên sử dụng VPS hiệu quả hơn rất nhiều.

tìm hiểu về vps

Ngoài ra, khi thuê VPS, bạn có toàn quyền điều hành VPS với quyền quản trị cao nhất. Bạn có thể thay đổi cấu hình và các tính năng tùy ý. VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...

4. Cloudfly - Đơn Vị Cung Cấp Cloud Server Chất Lượng

Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ máy chủ ảo chất lượng với giá cả phải chăng, CloudFly là địa chỉ uy tín mà bạn không nên bỏ qua. Cloud Server là dịch vụ máy chủ ảo điện toán đám mây, đem lại hiệu quả tối ưu hơn hẳn VPS thông thường. Hiện nay, CloudFly hỗ trợ cung cấp dịch vụ Cloud Server với các cấp độ khác nhau như Basic, Standard, Premium đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể lựa chọn gói cấp độ phù hợp với các nhân hay doanh nghiệp của bạn. 

  • Hệ thống trang bị CPU 3.2Ghz và 100% ổ cứng SSD Enterprise NVMe siêu siêu nhanh giúp xử lý thông tin một cách nhanh chóng.
  • Tốc độ cao với băng thông 1Gb/s, truy cập dữ liệu nhanh và truyền dữ liệu không bị ngắt quãng cho dù trang web của bạn có lượng truy cập lớn.
  • Uptime đảm bảo ở mức 99,9%.
  • Giao diện thân thiện và quản lý thông minh với 100% tự động.
  • Tối ưu chi phí với chu kỳ theo giờ, tháng, năm. Đây cũng là điểm mạnh giúp Cloud Server có giá rẻ và thanh toán linh hoạt duy nhất tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm hiểu về VPS rõ hơn. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê dịch vụ máy chủ ảo, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.