File .htaccess là một trong những công cụ quan trọng và mạnh mẽ giúp bạn quản lý và điều chỉnh cách hoạt động của trang web trên máy chủ. Với file này, bạn có thể thực hiện nhiều thay đổi trên website của mình mà không cần phải chỉnh sửa code. Trong bài viết này, CloudFly sẽ tìm hiểu chi tiết về file .htaccess là gì, cách tạo và chỉnh sửa file .htaccess để quản lý trang web một cách hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
File .htaccess là một file cấu hình mạnh mẽ trên các máy chủ web Apache. Nó giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và tối ưu hóa hoạt động của website. Với file này, bạn có thể thực hiện các thay đổi quan trọng mà không cần chỉnh sửa trực tiếp file cấu hình của server.
File .htaccess thường được đặt trong thư mục gốc của trang web và ảnh hưởng tới cả thư mục con. Nhờ file này, bạn có thể kiểm soát nhiều chức năng như điều hướng, bảo mật. Cũng như dễ dàng quản lý truy cập chỉ với vài dòng lệnh đơn giản. Việc chỉnh sửa file .htaccess cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần mở nó bằng một trình soạn thảo văn bản, thực hiện thay đổi và lưu lại.
Bạn cần lưu ý rằng, Apache (phần mềm web server của bạn) được cấu hình để tự động ẩn các file .htaccess. Nguyên nhân là do file này chứa các thông tin cấu hình quan trọng. Và nếu không được bảo mật kỹ lưỡng, nó có thể bị lợi dụng để xâm phạm server của bạn.
Mặc dù bị ẩn, nhưng file .htaccess thường nằm trong thư mục public_html trên trang web. Bạn có thể truy cập file này theo nhiều cách:
Nếu không thấy file .htaccess, bạn hãy bật tùy chọn Hiển thị file ẩn. File này thường nằm cùng cấp với thư mục gốc public_html hoặc các file quan trọng khác như robots.txt.
File .htaccess là một công cụ mạnh mẽ được sử dụng để tối ưu hóa và bảo vệ trang web, chẳng hạn như:
Lưu ý: Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, bạn đừng quên sao lưu file .htaccess và toàn bộ trang web của mình.
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở Notepad trên máy tính.
Bước 2: Tiếp theo, bạn gõ đoạn mã cần thiết vào.
Bước 3: Bạn chọn File và nhấn vào Save As.
Bước 4: Sau đó, bạn đặt tên file dưới dạng là *.htaccess, rồi chọn All Files và nhấn OK.
Lưu ý: File này cần được tải lên thư mục public_html trên host (nếu bạn dùng DirectAdmin). Mặc dù đây không phải cách chính thống, nhưng vẫn có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Bước 1: Bạn đăng nhập vào tài khoản hosting của mình
Bước 2: Sau đó, bạn mở File Manager và nhấp chuột phải vào khoảng trống, chọn New File.
Bước 3: Tiếp theo, bạn đặt tên file là .htaccess và nhấn Create để lưu.
Bước 1: Bạn mở hệ điều hành Linux, và tạo file .htaccess trực tiếp.
Bước 2: Bạn sao chép file này sang máy tính Windows.
Lưu ý: Bạn cần nén file trước khi tải về và giải nén sau khi tải xong.
Bước 3: Sau khi tạo thành công file .htaccess, bạn có thể thêm các quy tắc để quản lý và điều chỉnh các chức năng của trang web theo ý muốn.
Dưới đây là cách sử dụng một số tính năng phổ biến trong file .htaccess:
Để chỉnh sửa file .htaccess, bạn chỉ cần sử dụng một trình soạn thảo văn bản như Notepad, Sublime Text hoặc bất kỳ trình soạn thảo nào khác. Dưới đây là các bước chi tiết:
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở trình soạn thảo văn bản, tạo một tệp mới và lưu nó với tên "htaccess" (không có phần mở rộng).
Bước 2: Tiếp theo, bạn thêm các quy tắc như RewriteRule hoặc các chỉ thị khác vào file .htaccess để cấu hình máy chủ web.
Bước 3: Sau đó, bạn lưu file .htaccess và tải nó lên máy chủ web.
Đảm bảo file được đặt trong thư mục chính của trang web hoặc thư mục mà bạn muốn áp dụng cấu hình.
Nếu bạn đã có file .htaccess, hãy tải file xuống từ ứng dụng FTP client hoặc thông qua hệ thống quản lý file của host, như cPanel. File này có thể đã chứa các cài đặt quan trọng. Vì vậy bạn chỉ cần thêm mã mới vào các cài đặt hiện có, không nên xóa file trừ khi bạn chắc chắn không cần.
Để chỉnh sửa và tải file lên server bằng SFTP, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào server qua SFTP.
Bước 2: Tiếp theo, bạn tìm và tải xuống file .htaccess, thường nằm trong thư mục public_html.
Bước 3: Bạn mở file bằng trình soạn thảo yêu thích của bạn. Rồi thêm cấu hình, ví dụ:
# enable basic rewriting
RewriteEngine on
Bước 4: Sau đó, bạn lưu file và tải nó trở lại server.
Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy kiểm tra trang web của mình để đảm bảo các thay đổi đã hoạt động chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng file .htaccess để thực hiện redirect 301 hoặc 302 cho các trang riêng lẻ trên website.
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về file .htaccess là gì, cách tạo và chỉnh sửa file này. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: