Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

DBMS Là Gì? Những Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến Hiện Nay

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu là tài sản vô giá của mọi tổ chức. Để quản lý khối lượng dữ liệu khổng lồ này một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần có hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS). Vậy DBMS là gì? Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của CloudFly. 

dbms là gì

1. DBMS là gì?

DBMS, viết tắt của Database Management System, hay còn gọi là Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Đây là một hệ thống phần mềm giúp quản lý, lưu trữ, truy xuất và chỉnh sửa các dữ liệu một cách có tổ chức và hiệu quả. Có thể nói, DBMS là “cầu nối" giữa cơ sở dữ liệu và người dùng hoặc các ứng dụng để thực hiện các hoạt động tạo, truy vấn, sửa đổi và xóa dữ liệu.

DBMS thường có khả năng tự thao tác với dữ liệu, định dạng dữ liệu, tên trường, cấu trúc bản ghi và cấu trúc tệp. Nó cũng xác định các quy tắc để xác nhận và thao tác với dữ liệu.

Với DBMS, người dùng có thể thao tác sửa/xóa/thêm dữ liệu mà không còn cần các chương trình khung. Các ngôn ngữ lập trình truy vấn như SQL thường đi kèm với DBMS để lập trình viên dễ dàng tương tác với dữ liệu họ cần.

2. Cấu trúc của DBMS bao gồm những gì?

Cấu trúc chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường được chia thành:

2.1. Thao tác với DBMS

Các thao tác chính trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm thay đổi sơ đồ, truy vấn và thay đổi dữ liệu:

  • Truy vấn: Là những yêu cầu về dữ liệu và hỏi đáp trong DBMS.
  • Thay đổi sơ đồ: Thực hiện bởi người quản trị cơ sở dữ liệu, bao gồm tạo lập cơ sở dữ liệu mới hoặc thay đổi cấu trúc sơ đồ cơ sở dữ liệu.
  • Thay đổi dữ liệu: Bao gồm xóa, cập nhật và sửa đổi dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu.

Những thao tác này nằm ở phần đỉnh của cấu trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

2.2. Bộ xử lý câu hỏi

Bộ xử lý câu hỏi chịu trách nhiệm xử lý các truy vấn từ người dùng. Bao gồm phân tích truy vấn, tạo kế hoạch thực thi và thực thi kế hoạch.

2.3. Bộ quản lý lưu trữ

Bộ quản lý lưu trữ có trách nhiệm lưu trữ, truy xuất dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, bộ nhớ. 

2.4. Bộ quản lý giao dịch

Bộ quản lý giao dịch kết hợp chức năng của bộ quản lý lưu trữ và bộ xử lý câu hỏi. Bộ phận này đảm bảo tính toàn vẹn, nhất quán, và khả năng phục hồi của dữ liệu.

2.5. Dữ liệu và siêu dữ liệu

Dữ liệu và siêu dữ liệu là thành phần bao gồm các dữ liệu cùng thông tin về cấu trúc, các ràng buộc và thuộc tính của dữ liệu. Lớp này nằm ở phần đáy của kiến trúc DBMS và là thành phần chính tạo nên hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

cấu trúc của dbms bao gồm những gì

3. Đặc điểm của DBMS là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) có một số đặc điểm nổi bật:

  • Bảo mật cao: DBMS cung cấp các cơ chế bảo vệ dữ liệu để ngăn chặn mất cắp thông tin như tài khoản và mật khẩu.
  • Quản lý nhiều loại dữ liệu: Hệ thống này có thể lưu trữ và quản lý nhiều loại dữ liệu khác nhau.
  • Mở rộng linh hoạt: DBMS có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng quy mô lớn.
  • Tối ưu hóa truy xuất dữ liệu: DBMS sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa để truy xuất và cập nhật dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tập trung dữ liệu: Dữ liệu được lưu trữ ở một nơi duy nhất, chẳng hạn như máy chủ, giúp người dùng dễ dàng truy cập từ bất kỳ đâu.
  • Xử lý đa người dùng: Hệ thống hỗ trợ chia sẻ và xử lý dữ liệu cho nhiều người dùng cùng lúc.
  • Hỗ trợ nền tảng đa dạng: DBMS có thể triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • Tuân thủ tính chất ACID: DBMS đảm bảo các đặc tính Atomicity (tính nguyên tử), Consistency (tính nhất quán), Isolation (tính độc lập), và Durability (tính bền vững).

4. Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay

4.1. MySQL

MySQL hoạt động theo mô hình client-server, trong đó máy khách (client) là ứng dụng truy cập cơ sở dữ liệu và máy chủ (server) là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu. MySQL sử dụng ngôn ngữ truy vấn cấu trúc (SQL) để truy vấn dữ liệu. Đây là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu linh hoạt và mạnh mẽ, được nhiều cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới ưa chuộng sử dụng. 

Ưu điểm của MySQL:

  • Mã nguồn mở và miễn phí: MySQL giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân.
  • Cộng đồng người dùng lớn: MySQL có cơ sở người dùng tích cực, giúp hỗ trợ và phát triển hệ thống.
  • Đa mục đích: MySQL có thể được ứng dụng từ các ứng dụng web nhỏ đến các hệ thống doanh nghiệp lớn.
  • Hiệu suất cao: MySQL có thể xử lý một lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả.

hệ quản trị cơ sở dữ liệu mysql

4.2. SQL Server

SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft phát triển. Nó sử dụng ngôn ngữ truy vấn chính là Transact-SQL (T-SQL), giúp hỗ trợ quản lý nhiều loại dữ liệu. Đồng thời cung cấp bảo mật mạnh mẽ và tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng khác của Microsoft. Với dịch vụ đám mây trên Azure, SQL Server giúp giảm gánh nặng quản lý hạ tầng. Nhờ cộng đồng lớn và sự hỗ trợ từ Microsoft, SQL Server đã trở thành một giải pháp mạnh mẽ cho việc quản lý cơ sở dữ liệu doanh nghiệp. 

Ưu điểm của SQL Server:

  • Xử lý lượng dữ liệu lớn: SQL Server hoạt động với hiệu suất cao và có thể xử lý một lượng dữ liệu lớn.
  • Khả năng mở rộng: SQL Server có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng doanh nghiệp lớn.
  • Tính năng bảo mật cao: SQL Server cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ, giúp bảo vệ dữ liệu an toàn và hiệu quả.
  • Tích hợp với các sản phẩm Microsoft: SQL Server tích hợp tốt với các sản phẩm khác của Microsoft. Chẳng hạn như Windows Server và Visual Studio.

>>> Xem thêm: Phân Biệt SQL Và MySQL. Nên Lựa Chọn SQL Server Hay MySQL?

4.3. Oracle

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle được phát triển bởi Oracle Corporation, là một phần mềm quản lý dữ liệu mạnh mẽ và đáng tin cậy. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Oracle Database không chỉ là một hệ thống lưu trữ thông tin mà còn là nền tảng đa nhiệm, hỗ trợ hiệu suất cao và an toàn cho các ứng dụng doanh nghiệp quy mô lớn. 

Ưu điểm của Oracle:

  • Hiệu suất cao: Oracle hoạt động với hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu lớn.
  • Khả năng mở rộng: Oracle có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng doanh nghiệp lớn.
  • Bảo mật mạnh mẽ: Tính năng bảo mật của Oracle giúp bảo vệ dữ liệu hiệu quả.
  • Tích hợp tốt: Oracle tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm khác của công ty, như Oracle Fusion Middleware và Oracle E-Business Suite.

4.4. PostgreSQL

PostgreSQL là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở nổi tiếng nhờ độ tin cậy, tính bảo mật và hiệu suất cao. Nó thường được sử dụng cho các ứng dụng web, doanh nghiệp và phân tích dữ liệu. 

Ưu điểm của PostgreSQL:

  • Hiệu suất cao: PostgreSQL được tối ưu hóa để xử lý lượng truy vấn lớn với tốc độ nhanh.
  • Tính ổn định: PostgreSQL là một hệ thống ổn định, có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không gặp sự cố.
  • Bảo mật cao: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL có tính bảo mật cao.
  • Hỗ trợ đa dạng: PostgreSQL hỗ trợ nhiều loại dữ liệu và ngôn ngữ lập trình, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.

hệ quản trị cơ sở dữ liệu postgresql

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DBMS là gì và những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ