Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Database Là Gì? Những Loại Database Phổ Biến Hiện Nay

Trên hành trình của sự phát triển công nghệ thông tin, database đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong việc quản lý và lưu trữ dữ liệu của các doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết database là gì và những loại database phổ biến hiện nay. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly nhé.

database là gì

1. Database là gì?

Database, hay còn gọi là Cơ sở dữ liệu, là tập hợp dữ liệu được tổ chức một cách có hệ thống. Nó thường được lưu trữ dưới dạng điện tử trong hệ thống máy tính hoặc dưới dạng tệp trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, database còn có thể được lưu trữ trên các thiết bị nhớ như thẻ nhớ, đĩa cứng, CD,…

Dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay thường được mô hình hóa dưới dạng hàng và cột trong các bảng. Điều này giúp hỗ trợ xử lý và truy vấn dữ liệu một cách nhanh chóng. Khi được mô hình hóa như vậy, người dùng sẽ dễ dàng truy cập, quản lý, tùy chỉnh, cập nhật, kiểm soát và sắp xếp dữ liệu. Để viết và truy vấn dữ liệu, người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).

2. Thành phần chính của Database

Trong một cơ sở dữ liệu sẽ bao gồm một số thành phần chính như sau:

  • Phần cứng: Bao gồm các thiết bị vật lý như máy tính, thiết bị input/output,… mà người dùng có thể trực tiếp tương tác. Đây là nền tảng vật lý cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu.
  • Phần mềm: Là các chương trình có chức năng khai thác dữ liệu và quản lý. Trong đó, database cũng là một phần mềm quan trọng, kết nối với các phần mềm khác như mạng lưới hệ thống và hệ điều hành. Nhờ đó giúp đồng bộ hóa chia sẻ và sử dụng dữ liệu trên nhiều thiết bị.
  • Dữ liệu: Là những thông tin mà người dùng cần sử dụng trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Dữ liệu này được tổ chức và cấu trúc để phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. Bao gồm các loại dữ liệu như ký hiệu, âm thanh,…
  • Quy trình: Là các hướng dẫn, quy tắc và cách thức sử dụng của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Quá trình tài liệu hóa quy trình vận hành giúp người dùng hiểu và sử dụng phần mềm này một cách hiệu quả.
  • Ngôn ngữ truy cập: Là ngôn ngữ dùng để giao tiếp giữa phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và người sử dụng. Ngôn ngữ này cho phép người dùng thao tác, truy xuất và cập nhật dữ liệu từ hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. SQL là một trong những ngôn ngữ phổ biến được sử dụng trong trường hợp này.

3. Vai trò của database trong đời sống và kinh doanh

3.1. Hỗ trợ lưu trữ thông tin tốt

Database là tập hợp các dữ liệu được tổ chức một cách có hệ thống và nhất quán cao, giúp phân biệt rõ ràng giữa các loại dữ liệu. Điều này cho phép người dùng dễ dàng tạo, lưu trữ và tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

3.2. Bảo vệ dữ liệu an toàn

Quá trình lưu trữ dữ liệu cần đảm bảo tính bảo mật cao. Với việc này, database hoàn toàn có thể đáp ứng một cách đơn giản và tiện lợi. Khi lưu dữ liệu ra file text, bạn hãy sử dụng định dạng .xml hoặc .csv để chuyển đổi vào database nhanh chóng và an toàn hơn.

3.3. Truy xuất dữ liệu người dùng nhanh

Tất cả người dùng đều có thể truy cập database đồng thời cùng một lúc, nhờ vào việc sử dụng các định dạng tệp khác nhau. Điều này giúp việc quản lý và mở dữ liệu trở nên thuận tiện.

database truy xuất dữ liệu người dùng nhanh

3.4. Dễ thay đổi theo nhu cầu người dùng

Với database, người dùng có thể linh hoạt thay đổi kích thước và độ phức tạp. Cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ nhiều kích cỡ file khác nhau, từ việc quản lý danh sách học sinh đến chuỗi hệ thống siêu thị. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phương thức lưu trữ database như ổ cứng, USB, hoặc đĩa CD.

3.5. Dễ quản lý

Database hỗ trợ sắp xếp, tạo lập, lưu trữ, và khai thác thông tin hiệu quả hơn. Nhờ sử dụng database, dữ liệu có thể được nhập vào bất cứ lúc nào mà không lo trùng lặp. Khi đó, người dùng có thể quản lý danh sách sản phẩm và tệp tin của mình một cách chuyên nghiệp và có hệ thống.

3.6. Hạn chế tình trạng trùng lặp dữ liệu

Vì tất cả dữ liệu đều được lưu trữ trong database, các dữ liệu mới nhập vào sẽ không bị trùng lặp với dữ liệu đã có trước đó nhờ cơ chế phát hiện trùng lặp. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều tài nguyên trong việc tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu.

3.7. Cải thiện các chiến dịch truyền thông

Hiện nay trong thời đại 4.0, các công ty tập trung đều phát triển nền tảng trực tuyến và truyền thông. Do đó, việc thiết lập một hệ thống database tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập và lưu trữ thông tin người tiêu dùng qua social media và các mạng lưới truyền thông đa phương tiện.

3.8. Cải tiến quy trình kinh doanh

Doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ quy trình bán hàng, xử lý và đóng gói đơn, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Dựa trên những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ phân tích và nhận diện các vấn đề cần nâng cấp. Từ đó cải thiện quy trình, mở rộng quy mô kinh doanh và tăng doanh thu.

4. Những loại Database phổ biến hiện nay

Database được phân thành các loại sau đây, tùy vào mục đích sử dụng và hệ điều hành:

4.1. Theo mục đích sử dụng

  • Database dạng file: Lưu trữ dữ liệu theo định dạng của file, phổ biến nhất là *.mdb, Foxpro, text, ascii, *.dbf,…
  • Database quan hệ: Lưu trữ dữ liệu trong các bảng quan hệ. Các database quan hệ nổi tiếng hiện nay bao gồm: MS SQL Server, Oracle, MySQL,…
  • Database hướng đối tượng: Lưu trữ cả dữ liệu và hành vi của đối tượng, mỗi bảng dữ liệu tương ứng với một lớp dữ liệu. Các database này bao gồm: MS SQL Server, Oracle, PostgreSQL,…
  • Database bán cấu trúc: Định dạng XML, trình bày thông tin trong thẻ tag. Có khả năng lưu trữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Đây được xem là phương án nghiên cứu và ứng dụng mới trong cơ sở dữ liệu.
  • Database phân tán: Lưu trữ dữ liệu ở nhiều nơi khác nhau, không tập trung tại một địa điểm nhất định.
  • Database nguồn mở: Thường được dùng trong lĩnh vực marketing, nhân sự vì có thể chia sẻ dữ liệu cho nhiều người.
  • Database phân cấp: Dữ liệu được phân cấp dựa theo sơ đồ phả hệ hoặc sơ đồ cây, như cách tổ chức dữ liệu của hệ điều hành Windows.
  • Cloud Database: Là cơ sở dữ liệu đám mây, giúp quản lý và tối ưu dữ liệu qua băng thông, làm cho việc truy cập và xử lý dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
  • Database đồ thị: Sử dụng phép biến đổi và đồ thị để phân tích và kết hợp nhiều loại dữ liệu với nhau.
  • Kho dữ liệu: Sử dụng để lưu trữ dữ liệu chính của doanh nghiệp. Từ đó, công ty có thể phân tích, dự đoán và đưa ra quyết định chính xác hơn.

4.2. Theo hệ điều hành

  • Database hệ điều hành Linux: MySQL, MariaDB.
  • Database hệ điều hành Windows: SQL Server – MSSQL.

những loại database phổ biến hiện nay

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về database là gì và những loại database phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly