CloudFlare là một dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và bảo mật website. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết CloudFlare là gì và cách kết nối nó với website như thế nào. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn cách kết nối CloudFly với website một cách chi tiết nhé.
CloudFlare là dịch vụ DNS (Domain Name Server) trung gian được sử dụng để hỗ trợ CDN. Nó kết nối và điều phối lưu lượng truy cập giữa máy chủ và máy khách thông qua lớp bảo vệ CloudFlare. Có thể hiểu rằng, CloudFlare đóng vai trò là một cầu nối giữa máy chủ và người dùng. Mọi hoạt động của người dùng đều phải đi qua CloudFlare để xem dữ liệu website mà không truy cập trực tiếp. Để tìm hiểu cách kết nối CloudFlare với website WordPress một cách chi tiết, hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây nhé.
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào bảng điều khiển Dashboard của WordPress. Tại mục Plugins, chọn Add New và gõ từ khóa CloudFlare vào ô tìm kiếm.
Bước 2: Tiếp theo, chọn Cài đặt và sau đó Kích hoạt Plugin.
Bước 3: Sau khi plugin được kích hoạt, bạn hãy truy cập vào phần Cài đặt và chọn CloudFlare. Tại đây, bạn có hai lựa chọn:
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Cấu Hình CloudFlare Domain
Bước 1: Bạn truy cập vào trang web của CloudFlare và nhấp vào Sign up ở góc phải trên màn hình.
Bước 2: Sau đó, điền các thông tin theo yêu cầu như địa chỉ email và mật khẩu.
Bước 3: Tiếp tục nhấp vào Create Account để hoàn tất quá trình đăng ký.
Bước 1: Trên giao diện của CloudFlare, bạn có thể thêm tên miền bằng cách nhập địa chỉ tên miền của website vào ô và nhấp vào Add a Site.
Bước 2: Sau đó, bạn sẽ thấy các gói dịch vụ hiển thị, bao gồm Free, Pro, Business và Enterprise. Hãy chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bạn và nhấp vào Continue để hoàn tất quá trình thêm tên miền.
Bước 1: Ở bước này, CloudFlare sẽ đề xuất các giá trị DNS tương ứng với tên miền mà bạn đang sử dụng. Bạn hãy nhấp vào Continue để tiếp tục sang bước tiếp theo.
Bước 2: Tiếp theo, bạn cần cập nhật Nameservers hiện có bằng các Nameservers mới được cung cấp bởi CloudFlare.
Bước 3: Sau khi đã thực hiện thay đổi Nameserver thành công, bạn quay trở lại trang CloudFlare và kiểm tra lại nameserver.
Lưu ý: Quá trình này có thể mất nhiều thời gian để DNS lan truyền trên toàn máy chủ DNS toàn thế giới.
Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ của CloudFlare và nhấp vào biểu tượng tài khoản ở góc phải trên cùng của màn hình.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn mục My Profile, sau đó chọn API Tokens.
Bước 3: Ở đây, bạn tìm mục Global API Key và nhấp vào nút View.
Hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu, sau đó bạn có thể sao chép API Key được hiển thị.
Bước 4: Quay trở lại giao diện của WordPress ở bước 1, bạn hãy nhập địa chỉ email của tài khoản và dán API Key đã sao chép vào bảng đăng nhập.
Bước 5: Sau đó nhấp vào Save API Credentials để hoàn tất quá trình kết nối CloudFlare với WordPress.
Bây giờ, bạn có thể thao tác với CloudFlare trực tiếp từ trang quản trị của WordPress.
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng chức năng CloudFlare trên WordPress, bạn có thể tìm hiểu các lệnh cơ bản dưới đây.
Các chức năng cơ bản sẽ nằm trong mục Home và bao gồm:
Đây là những điểm mạnh và khác biệt của CloudFlare mà bạn nên tận dụng triệt để. Các chức năng hỗ trợ này sẽ nằm trong phần Settings và bao gồm:
Ngoài ra, CloudFlare cũng cung cấp mục Analytics để người dùng có thể theo dõi các số liệu thống kê trên website. Bạn có thể truy cập vào đây để xem thông tin như số lượng khách truy cập vào web, băng thông, các mối đe dọa, và nhiều thông tin khác.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt CloudFlare chống DDoS
Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn CloudFlare là gì và cách kết nối CloudFlare với website. Nếu muốn đăng ký tên miền và máy chủ ảo chất lượng, bạn có thể tham khảo CloudFly. Đây là công ty cung cấp dịch vụ Cloud Server và domain uy tín với giá cực rẻ. Bạn sẽ được tư vấn để mua máy chủ ảo và tên miền giá rẻ phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Nếu còn thắc mắc hay muốn tạo email theo domain, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
>>> Xem thêm: