WordPress Multisite là một tính năng mạnh mẽ của nền tảng WordPress, cho phép bạn quản lý và vận hành nhiều website từ một cài đặt duy nhất. Tuy nhiên, quá trình cài đặt và thiết lập tính năng này có thể gây khó khăn cho những người mới bắt đầu. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ hướng dẫn chi tiết các bước cài đặt WordPress Multisite để bạn có thể sử dụng cho trang web hiệu quả nhất.
Bạn cần phải chuẩn bị hosting để quản lý tài nguyên của mình và xử lý tình huống tăng giảm lưu lượng. Tùy thuộc vào số lượng trang web trong Multisite mà bạn cần quản lý, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, thì có thể xem xét các gói hosting giá rẻ hiện có trên thị trường. Còn nếu bạn cần quản lý nhiều trang web với lưu lượng truy cập lớn, thì Cloud Server chất lượng giá rẻ là lựa chọn không thể bỏ qua.
CloudFly là nhà cung cấp Cloud Server uy tín hàng đầu Việt Nam. Với mong muốn đem lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mỗi khách hàng, công ty luôn phát triển không ngừng và cung cấp các gói dịch vụ đa dạng. Bạn có thể lựa chọn Cloud Server từ Basic, Standard cho đến Premium tùy theo nhu cầu sử dụng và ngân sách của mình. Với giá cực rẻ chỉ từ 121đ/giờ, bạn sẽ sở hữu một máy chủ ảo chất lượng cho riêng mình.
>>> Xem thêm: Các gói dịch vụ Cloud Server tốt nhất tại CloudFly
Bước 1: Trước tiên, bạn cần tải xuống phiên bản WordPress miễn phí từ trang web WordPress.org.
Nếu bạn đang tạo mạng Multisite trên một trang web WordPress hiện có, điều quan trọng là phải sao lưu cơ sở dữ liệu và các tệp của bạn trước. Khi thiết lập Multisite network, WordPress sẽ tự động cập nhật lên phiên bản mới nhất. Vì vậy, hãy lưu ý những điều này nếu bạn không muốn mất dữ liệu quan trọng.
Bước 2: Tiếp theo, bạn cần tạm ngừng kích hoạt tất cả các plugin WordPress bằng cách điều hướng đến Plugins. Sau đó chọn chọn All, nhấp vào Deactivate trong menu thả xuống, và nhấn Apply:
Bước 3: Điều quan trọng là phải xác nhận rằng Permalinks đã được kích hoạt trên trang web WordPress của bạn. Bạn có thể thực hiện điều này trong Settings và chọn Permalinks từ Dashboard của WordPress.
Bước 4: Cuối cùng, bạn cần sử dụng File Transfer Protocol (FTP). Có nhiều chương trình FTP khác nhau để chọn, ví dụ như FileZilla là một lựa chọn phổ biến và miễn phí. Nếu nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn cung cấp cPanel, bạn cũng có thể chỉnh sửa các file của mình trực tiếp trên đó.
Theo mặc định, các bản cài đặt WordPress Multisite bị tắt. Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm là bật WordPress Multisite lên bằng cách thêm một dòng code vào file wp-config.php của website.
Bạn thực hiện điều này bằng cách thông qua cPanel (nếu nhà cung cấp hosting của bạn cung cấp) hoặc kết nối qua FTP.
Bước 1: Đầu tiên, hãy tìm vị trí của file wp-config.php trong thư mục gốc của website. Mở file đó lên và tìm đoạn mã sau:
/* That's all, stop editing! Happy blogging. */
Bước 2: Sau đó, thêm đoạn code sau ngay phía trên đoạn mã trên:
define( 'WP_ALLOW_MULTISITE', true );
Bước 3: Khi hoàn tất, hãy lưu file của bạn (hoặc tải file lên nếu bạn đang sử dụng FTP). Sau khi hoàn thành các bước trên, tính năng WordPress Multisite sẽ được kích hoạt.
>>> Xem thêm: WordPress Multisite Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của WordPress Multisite
Sau khi chức năng Multisite đã được kích hoạt, bước tiếp theo là cài đặt network của bạn trong WordPress.
Bước 1: Trên Dashboard của WordPress, điều hướng đến Tools và chọn Network Setup. Bước 2: Sau khi giao diện Network Setup hiện ra, bạn có thể lựa chọn sử dụng subdomain hoặc subdirectories làm structure.
Bước 3: Tiếp theo, điều hướng đến phần Network Details. Nhập tiêu đề mà bạn muốn sử dụng cho network của bạn vào ô Network Title, và cung cấp địa chỉ email quản trị.
Bước 4: Khi đã hoàn tất, nhấp vào nút Install.
Sau khi nhấp vào nút Install, bạn sẽ tự động chuyển hướng đến màn hình hiển thị hai đoạn mã (code snippet). Một đoạn mã để copy và paste vào file wp-config.php và một đoạn mã cho file .htaccess.
Tương tự như phần trước, bạn có thể thực hiện điều này thông qua cPanel hoặc qua FTP. Bước 1: Trong file wp-config.php, bạn có thể dán đoạn mã này dưới đoạn code đã được thêm ở bước trước để kích hoạt Multisite.
Trong file .htaccess, bạn có thể copy và paste đoạn mã phù hợp để thay thế các luật mặc định.
Bước 2: Sau khi hoàn tất, đừng quên lưu cả hai file để hoàn thành quá trình cài đặt.
Sau khi nhấp vào link Log In nằm ở cuối trang Network Setup, bạn sẽ được chuyển về Dashboard của WordPress. Khi đăng nhập vào, bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi trên giao diện của Dashboard. Một số mục menu mới đã được thêm vào, bao gồm My Sites và Network Admin. Để cấu hình Network Settings, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nhấp vào Network Admin, sau đó chọn Network Settings. Trên giao diện này, bạn sẽ thấy rằng Network Title và địa chỉ email admin đã được tự động điền.
Theo mặc định, cả đăng ký người dùng và website đều bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, bạn có thể mở Registration trên Multisite network để cho phép người dùng đăng ký trên website của bạn hoặc tạo các trang mới. Bạn cũng có thể cấu hình phần cài đặt để nhận thông báo qua email về đăng ký, giới hạn đăng ký và tạo người quản trị cho website.
Bước 2: Tiếp theo, điều hướng đến phần New Site Settings. Đây là nơi bạn có thể chọn và tùy chỉnh các cài đặt cho các website mới được tạo và thêm vào WordPress Multisite.
Ngoài ra, còn có các cài đặt bổ sung mà bạn có thể khám phá và thử nghiệm khi cài đặt WordPress Multisite.
Bước 3: Sau khi hoàn tất, hãy nhấp vào nút Save Changes ở cuối giao diện để lưu các thay đổi.
Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn đã thành công cài đặt WordPress Multisite gần như hoàn chỉnh. Cuối cùng là thêm một website mới để hoàn thiện quá trình.
Bước 1: Điều hướng đến My Sites, chọn Network Admin sau đó chọn Sites. Tiếp tục nhấp vào Add New.
Bước 2: Tại đây, nhập địa chỉ URL của website bạn muốn tạo, cùng với Site Title, Site Language và Admin Email.
Lưu ý rằng địa chỉ email admin phải khác với email được sử dụng cho toàn bộ network.
Bước 3: Khi hoàn tất, nhấp vào nút Add Site ở cuối giao diện.
Bây giờ, website mới sẽ được thêm vào danh sách các website trên Network Dashboard. Bạn có thể thực hiện thao tác này bất kỳ lúc nào và thêm bao nhiêu website bạn muốn.
Với cấu hình mặc định của WordPress Multisite, chỉ Network Admin mới có quyền cài đặt các plugin và theme. Tuy nhiên, các plugin và theme bạn cài đặt sẽ có sẵn cho các website riêng.
Bạn có thể cài đặt các plugin bằng cách:
Bước 1: Truy cập vào My Sites, chọn Network Admin và chọn Plugins.
Bước 2: Để cài đặt một plugin mới, bạn có thể chọn Add New.
Nếu bạn muốn kích hoạt một plugin cụ thể trên toàn bộ mạng, chỉ cần nhấp vào liên kết Network Activate dưới plugin đó.
Quá trình cài đặt theme cũng tương tự:
Bước 1: Truy cập vào My Sites, chọn Network Admin và chọn Themes để cài đặt theme mới.
Bước 2: Để cài đặt một theme mới, nhấp vào Add New.
Để kích hoạt theme cho các website khác trên mạng, bạn có thể nhấp vào Network Enable dưới theme đó.
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn đã hoàn tất cài đặt WordPress Multisite và thiết lập cơ bản cho một mạng WP Multisite.
>>> Xem thêm:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ WordPress Multisite là gì và ưu nhược điểm của nó. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê dịch vụ Cloud Server chất lượng giá rẻ, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề của bạn bất cứ lúc nào.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: